Site icon KVBro

KINH NGHIỆM XIN VISA DU LỊCH ÚC TỪ NHẬT

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

So với một số nước phát triển khác mình từng đi như Canada, UK thì mình thấy xin visa Úc  tự túc dễ nhất quả đất, tiện nhất hệ mặt trời. Toàn bộ quy trình xin online, cấp visa online luôn, thực sự không mất công và thời gian đi đến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán gì hết. Sau đây KVBro xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc từ Nhật nhé!

Lưu ý: visa của mình tại Nhật là visa công việc.

Contents

CHUẨN BỊ HỒ SƠ

(1) Hồ sơ thân nhân:
+ Bản khai xin visa
+ Tất cả các hộ chiếu cũ (nếu có); (mình không có cũng không sao nhé)
+ passport (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và còn trang trống);
+ Bản sao mặt hộ chiếu và các trang có đóng dấu mộc hải quan và visa bất kỳ nước nào; (nếu bạn đi được nhiều nước phát triển, đây là một lợi thế nên nhớ scan hết visa các nước đã đi nhé)
+ Giấy jyuuminhyo, bản sao Residence Card – 在留カード;
+ Giấy xác nhận của ba cho con đi riêng với mẹ (trường hợp của mình là chỉ hai mẹ con đi).

(2) Hồ sơ công việc:
■Nếu là cán bộ, nhân viên
+ Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng hoặc là Giấy chứng nhận của công ty. Nên xin bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh- Nhật để đỡ phải đi dịch. Tham khảo Giấy chứng nhận của công ty tại đây. Lưu ý bên bộ phận hành chính in Giấy chứng nhận trên giấy letterhead của công ty cho chuyên nghiệp và lịch sự.
+ Bảng lương 3 tháng gần nhất; (nếu có bằng tiếng Anh thì nộp, không thì thôi cũng được).
+ Giấy chứng nhận thuế năm trước (xin ở quận)

■Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp
+ Đăng ký kinh doanh;
+ Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm gần nhất;
+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty;

■Nếu là học sinh, sinh viên
+ Đơn xin nghỉ học có xác nhận của nhà trường;

■Nếu là người đã nghỉ hưu
+ Thẻ hưu trí / Quyết định nghỉ hưu / Sổ lĩnh lương hưu

(3) Giấy tờ chuyến đi
+ Xác nhận booking vé máy bay 2 chiều (nghe nói không có cũng được, nhưng mình đặt sớm cho vé rẻ nên có xác nhận booking);
+ Xác nhận đặt phòng khách sạn (nếu có) Về khách sạn, bạn có thể đặt tạm qua booking.com; hoặc là ghi địa chỉ nhà người quen ở Anh (kèm giấy mời). Như mình có những ngày mình định đặt tour nội địa nên mình ghi là theo tour.
+ Lịch trình du lịch tại Anh
+ Không cần đặt bảo hiểm du lịch

(4) Chứng minh tài chính
+ Sổ tiết kiệm có giá trị tổi thiểu 5.000 USD trở lên (Càng nhiều càng có khả năng đậu cao);
+ Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm tại thời điểm hiện tại; xin bảng bằng tiếng Anh tại Ngân hàng số dư tại một ngày nhất định, không cần xin giao dịch trong vòng 3 tháng.
+ Sổ đỏ hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc tài sản riêng có giá trị khác (nếu có. Nếu trường hợp của bạn khó chẳng hạn như chưa đi nước ngoài nhiều thì có thể cân nhắc nộp, mình không nộp những giấy tờ này và thấy vẫn ok.);
+ Giấy chứng nhận sở hữu các tài sản khác nếu có (xe hơi, cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu) (tương tự như trên, có thể không cần nộp)

Khai hồ sơ trên mạng: phải trình bày tất cả các lần xuất cảnh trước đây với chi tiết ngày xuất ngày nhập nên cần passport cũ để có thông tin chính xác (với bạn nào đi nhiều lần)

Ngôn ngữ hồ sơ: dù yêu cầu từ Đại sứ quán ghi rõ ràng : tất cả hồ sơ phải bằng tiếng Anh hay phải có dịch thuật. Mình cố gắng xin tất cả tài liệu bằng tiếng Anh thì không mất tiền nhờ công ty dịch thuật. Chẳng hạn như giấy khai sinh của bé nhà mình có dịch công chứng từ xưa để xin visa sang Nhật, mình vẫn giữ bản sao và scan ra nộp cho mọi lần xin visa đi nước ngoài. Giấy chứng minh công viên (có ghi lương tháng) xin từ công ty thì mình yêu cầu công ty làm cho song ngữ Anh – Nhật hay như sao kê tài khoản ngân hàng thì mình yêu cầu ngân hàng cung cấp số dư tài khoản vào thời điểm hiện tại bằng tiếng Anh, mình không yêu cầu kê khai giao dịch 3 tháng gần nhất vì chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên phiếu công dân (住民票 jyuuminhyo) và giấy chứng nhận thuế năm trước (課税証明書 kazeishomeisho) bằng tiếng Nhật mình nộp thêm để chứng mình thôi chứ không dịch sang tiếng Anh. Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách nhờ người nhà ở Việt Nam đưa ra phòng công chứng hoặc công ty dịch thuật để dịch và scan gửi hồ sơ cho bạn nếu nộp online; hoặc gửi sang bằng được bưu điện nếu nộp bằng giấy.
+ Khi sắp xếp hồ sơ, bạn vẫn phải để bản tiếng Việt bên trên bản dịch thuật công chứng tương ứng.

SCAN TOÀN BỘ HỒ SƠ THÀNH BẢN MỀM

Sử dụng máy scan hoặc điện thoại thông minh để scan toàn bộ phần tài liệu đã chuẩn bị ở trên vào máy tính để tiến hành upload lên trang web khai đơn xin visa online. Các file lưu ở định dạng PNG, JPEG hoặc PDF đều được.

Nếu dung lượng file quá lớn nên dùng các phần mềm nén ảnh trực tuyến để giảm bớt dung lượng khi upload vào mẫu đơn xin visa Úc online (thường không quá 5MB).

Lưu ý phần tài liệu được scan phải rõ ràng, không bị mờ nhòe, mất góc, khó đọc.

Bạn cũng nên phân loại các file bằng cách chỉnh sửa tên cho chúng, sau đó nhóm riêng từng mục để tránh upload lên nhầm file.

TẠO TÀI KHOẢN TRÊN WEBSITE

Truy cập website chính thức của Bộ nội vụ Úc tại địa chỉ: https://online.immi.gov.au/lusc/login

Trong phần Login to ImmiAccount, điền vào 2 trường Username (tên người dùng) và Password (Mật khẩu). Sau đó, kích vào Create ImmiAccount trong phần Login to ImmiAccount.

Trong màn hình tiếp theo, nhấp vào tùy chọn Individual trong phần What type of online services do you need?

Điền họ vào phần Family Name, tên đệm và tên chính vào phần Given names, số điện thoại liên lạc vào phần Phone và địa chỉ email vào phần Email address, cũng như Confirm email address. Sau đó nhấp vào Continue.

Trong trang tiếp theo, điền tên người dùng bạn chọn vào phần Username, nhập mật khẩu vào phần New password và Re-type new password, sau đó điền 3 câu hỏi bảo mật lần lượt vào phần Question 1, 2  3, kèm theo câu trả lời tương ứng trong phần Answer.

Tích vào các tùy chọn trong phần Security alerts (cảnh báo bảo mật), đồng ý với các điều khoản, quy định và nhấp vào tùy chọn I am not a robot. Sau đó nhấn Submit.

Mở email đã đăng ký và kiểm tra hộp thư đến. Sau đó kích vào đường link trong email xác nhận của bộ nội vụ Úc. Tới đây, bạn đã đăng ký tài khoản thành công!

TẠO HỒ SƠ XIN VISA ÚC ONLINE

Truy cập vào liên kết https://online.immi.gov.au/lusc/login, sau đó nhập tên người dùng và mật khẩu đã tạo ở trên, rồi nhấp vào Login.

Nhấp vào Continue trong màn hình tiếp theo.

Trong tab My Applications, chọn New Application => Visitor => Visitor Visa.

Tiếp theo, chọn I have read and agree to the terms and conditionsrồi bấm Next.

Với câu hỏi: Is the applicant currently outside Australia? chọn Yes.

Các câu hỏi tiếp theo sẽ xuất hiện:

Trong phần Passport Details: điền các thông tin theo yêu cầu.

Trong phần National Identity Card: điền thông tin trong CMT hoặc thẻ căn cước công dân vào các ô tương ứng. Rồi tiếp tục trả lời các câu hỏi bên dưới.

Tiếp theo, xác nhận bạn đã đến Úc bao giờ chưa, chuyến đi này có ai đi cùng không.

Trong phần Contact Details tiếp theo: điền các thông tin liên hệ với bạn ở Nhật.

Trong phần Entry to Australia: điền các thông tin liên quan đến thời gian chuyến đi. bạn có tham gia khóa học gì đó trong chuyến đi không (chọn No), có người quen, bạn bè gì ở Úc không.

Trong phần Visa applicant’s current overseas employment: hãy điền các thông tin liên quan đến công việc hiện tại của bạn ở Nhật. Financial Support: là những thông tin về tài chính liên quan đến chuyến đi. Chọn Self-funded và điền số tiền trong sổ tiết kiệm (tối thiểu 100.000.000 VNĐ).

Phần Health Declarations là những thông tin về sức khỏe chọn No cho tất cả các câu hỏi nếu bạn không mắc các bệnh đã được liệt kê.

Phần Character Declarations nhằm xác minh xem bạn có phạm tội gì trước đây không. Chọn No cho tất cả các câu hỏi.

Trong phần Visa History, điền các nước bạn đã từng ghé thăm, xác nhận bạn chưa vi phạm luật xuất nhập cảnh ở bất kỳ đâu và chưa từng xin visa Úc hay bất cứ nước nào khác thất bại trước đây.

Phần Warnings tiếp theo là các cảnh báo, cam kết bạn sẽ không vi phạm các quy định, nên chọn Yes cho tất cả các câu hỏi.

Cuối cùng, đọc lại toàn bộ các thông tin đã điền. Nếu không sai sót gì chọn Next để sang phần kế tiếp.

Phần thông tin này khá dài, lên tới 20 trang, nên nếu không có thời gian hoàn thành trong một lúc, bạn có thể lưu lại các phần đã khai bằng cách nhấn vào nút Save. Lần tiếp theo khai hồ sơ, bạn chỉ cần mở lại hồ sơ và chọn Edit để điền tiếp.

UPLOAD HỒ SƠ

Bạn upload toàn bộ hồ sơ đã scan trước đó vào từng mục tương ứng. Tiếp tục nhấn Next, rồi chọn Submit Now. Sau khi Submit thành công, bạn sẽ nhận được email xác nhận.

NỘP LỆ PHÍ ONLINE

Nhập thông tin thanh toán và tiến hành chuyển tiền. Phía bộ nội vụ sẽ gửi email xác nhận. Phí làm hồ sơ là 140 đô Úc/người.

CÓ LẤY MẪU SINH TRẮC HỌC HAY KHÔNG?

Không! Lúc mình đọc tham khảo trên mạng nhiều người viết phải lấy mẫu vân tay. Nhưng thực tế khi mình làm hồ sơ không thấy có yêu cầu này. Hồ sơ toàn bộ nộp online và cấp visa online qua email luôn, cực tiện. Trong quá trình xin visa online, mình có thiếu sót thiếu mất Giấy xác nhận bố cho con đi cùng mẹ trong hồ sơ của bé (Form 1229), nên visa của mình được cấp trước, còn visa của bé thì họ gửi email yêu cầu bổ sung hồ sơ thôi, tất cả được làm online. Sau đó 1 tuần bé cũng được cấp visa qua email. Email có tên gọi là Grant Notification.

LƯU Ý

Visa Úc là visa rời, không đính kèm trong passport. Toàn bộ được cấp qua email. Khi đi qua Hải quan mình cũng cẩn thận in email ra gửi cho họ, nhưng bên Hải quan Úc không thèm nhìn giấy mình in ra, chỉ xem thông tin trong passport và kiểm tra dữ liệu, họ nói tất cả đã được lưu trữ trên hệ thống.

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Úc khá lâu, thường khoảng từ 2 đến 4 tuần, do đó, thời gian tối thiểu để làm thủ tục là cách ngày khởi hành khoảng 1 tháng.

Việc cấp visa loại nhập cảnh một hay nhiều lần sẽ do đại sứ quán quyết định. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố về nhân thân của người nộp hồ sơ, nguồn lực tài chính, mục đích chuyến đi Úc, v.v. Hồi mình cũng nhấn vào nút xin đi nhiều lần, có ghi lý do là có thể trong năm sẽ đi thêm 1 chuyến cùng gia đình; nên mình được cấp visa 1 năm multi.

Loại visa nhập cảnh 1 lần có thời hạn 3, 6 tháng hoặc 1 năm, lưu trú tối đa trong 1 tháng. Loại visa nhập cảnh nhiều lần có hiệu lực từ 1 đến 3 năm và cho phép lưu trú tối đa trong 90 ngày.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

(Hình ảnh: Thư viện Melbourne-ÚC)

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.


KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Exit mobile version