CÁC MẸO CÀO SÒ VỚT NGHÊU

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Người Nhật rất thích tự hái lượm thức ăn chẳng hạn như hái dâu, hái việt quất, hái nho, nhặt hạt dẻ hay đào khoai lang. Đặc biệt, đây là một hoạt động rất phù hợp cho trẻ em học hỏi về thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên. Mùa cào sò, vớt nghêu thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6, trong đó tháng 5 và tháng 6 là hai tháng tuyệt nhất để cào ốc, vớt nghêu 「潮干狩りshiohigari 」tại Nhật Bản bởi nhiệt độ không khí và nước dễ chịu. Các gia đình sẽ trang bị nón chống nắng, lều, cơm trưa picnic và nhiều vật dụng khác để đi ra vùng biển cào sò vớt nghêu. Nếu bạn không chuẩn bị trước thì cũng không sao cả, hầu hết các địa điểm có bán xô (200-500 yên), túi lưới (200 yên) và cây cào (200-500 yên). Hãy cùng KVBro khám phá một số mẹo để cào ốc, vớt nghêu hiệu quả nhé!

Mẹo Chuẩn bị Cào Sò, Vớt Nghêu

  1. Xác định địa điểm bạn cần cào, và kiểm tra lịch thủy triều. Hầu hết các nơi mở cửa một vài giờ trước và sau thủy triều thấp. Hầu hết các nơi kết thúc mùa cào sò vớt nghêu vào cuối tháng 6, vì thế bạn nên kiểm tra trên website của từng địa điểm.
  2. Mặc quần áo nhiều lớp và mang theo quần áo cho các bạn nhỏ thay. Khi KVBro bắt đầu cào vào buổi sáng, trời khá lạnh, nhưng 2 tiếng sau trời rất nóng. Vì vậy, bạn có thể bị đẫm mồ hôi và nhơ nhớp, đầy đất cát.
  3. Mang sandal hay giày nhựa để chân không bị cứa bởi vỏ sò vỡ hay đang mở.
  4. Mang theo các dụng cụ cần thiết như trong danh sách này.
  5. Các vật dụng tùy chọn: khăn tắm, chai nhựa không để mang một ít nước biển về ngâm nghêu sò, cơm trưa
  6. Nếu bạn có con nhỏ, nhớ mang theo một số đồ chơi cát để bé có thể chơi sau khi chán đào rồi.

Mẹo Cào sò Vớt nghêu

  1. Cào ở các vùng nước cạn – nghêu sò trong những vùng đó sẽ ít đất bên trong.
  2. Không nhặt nghêu sò nằm sẵn trên mặt cát. Sò ngon khỏe đều nằm ẩn khoảng 5-15cm dưới lớp cát.
  3. Nếu bạn muốn cào ốc móng tay, bạn cần phải cào sâu hơn nghêu, bởi ốc móng tay sống dưới mặt cái 30-50 cm. Để đào ốc móng tay, đầu tiên bạn phải khoanh vùng đất và tìm được lỗ không khí của chúng. Thông thường, bạn sẽ thấy hai lỗ nằm cạnh nhau. Đổ một ít muối vào trong lỗ và đợi vài giây. Ốc sẽ co mình để tránh muối và bạn chỉ cần bắt bằng tay trước khi nó chui vào trong lỗ. Khi bạn bắt ốc, bạn sẽ ngạc nhiên cảm nhận được sức mạnh của ốc móng tay cố chui vào trong lỗ.
  4. Bạn không cần cào sâu tận 5-15cm để tìm nghêu.
  5. Nghêu sò thường tập trung lại với nhau vì thế nếu bạn cào và không tìm thấy gì, hãy ngay lập tức di chuyển đến điểm khác.
  6. Nghêu asari có vỏ rất thô cứng chứ không mềm mại. Vì thế bạn đừng chọn con có vỏ mềm.

Mẹo Di chuyển và Chuẩn bị Chế biến Nghêu Sò

  1. Bỏ nghêu sò vào trong xô hoặc thùng giữ nhiệt và đổ ngập nước biển để mang về nhà. Nếu trời nóng, hãy bỏ thêm ít đá vào trong nước.
  2. Khi về nhà mang xô hoặc thùng giữ nhiệt để tại một chỗ tối mát ít nhất 6 tiếng. Nghêu sò sẽ nhả đất suốt thời gian đó.
  3. Nếu nấu nghêu sò, vỏ sẽ không mở nếu chưa đủ chín. Con nghêu sò chết hoặc bệnh cũng không mở vỏ.
    Trên đây là một số mẹo để cào sò vớt nghêu hiệu quả. Các bạn tham khảo thêm một số bài viết khác về chủ đề này của KVBro nhé!

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.