CÁCH THỨC ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM – HATSUMODE TẠI NHẬT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Tại Nhật Bản, lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống đón năm mới tại Nhật. Bạn có muốn trải nghiệm khi ở đây vào dịp năm mới hay không? Có những nguyên tắc và lễ nghi bạn cần phải tuân thủ khi nguyện cầu, vì vậy hãy cùng KVBro tìm hiểu bạn cần làm những gì nhé.

Contents

Hatsumode là gì?

Một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Nhật cũng như người Việt Nam là  (hatsumode). Hatsumode có nghĩa là đi đi lễ đền hay chùa lần đầu tiên trong năm mới và kết hợp nguyện cầu cho “năm nay là một năm tốt lành”. Mặc dù mọi người hay nghĩ hatsumode nên diễn ra vào những ngày đầu năm từ 01 đến 07 tháng 01, có nhiều lý thuyết lại cho rằng chỉ nên đi vào “ngày đầu tiên của năm”, hoặc “3 ngày đầu tiên của năm” và “bất kỳ thời gian nào trong tháng 01”; vì vậy không có nguyên tắc cứng nhắc nào cả.

Nên đi hatsumode ở đâu?

Nếu bạn muốn đi hatsumode, hãy đến đền hay chùa. Mỗi đền hay chùa sẽ có những điều linh thiêng riêng, chẳng hạn có nơi nghiên về thành công trong tình duyên, kinh doanh, học vấn… vì thế hãy lựa chọn tiêu chí mà bạn mong muốn để chọn điểm đến. Chẳng hạn, chùa Fushimi Inari-taisha ở Kyoto nổi tiếng là đền dành cho thành công trong kinh doanh và bội thu, Tokyo Daijingu ở Tokyo nổi tiếng về đường tình duyên và Dazaifu Tenmangu ở Fukuoka linh thiêng trên con đường học vấn. Các bạn hãy tham khảo các địa điểm hatsumode do KVBro liệt kê sau đây nhé:
» Top các địa diểm đi lễ cầu nguyện đầu năm mới – Hatsumode ở Osaka
» Top các địa điểm đi lễ cầu nguyện đầu năm mới – Hatsumode ở Chiba
» Top các địa điểm đi lễ cầu nguyện đầu năm mới – Hatsumode ở Kanagawa
» Trải nghiệm Hatsumode – đi lễ chùa đầu năm ở Kyoto
» Top 10 các địa điểm đi lễ chùa đầu năm ở Tokyo
» Top 3 những địa điểm kết nối các cặp đôi tại Tokyo

Cầu nguyện như thế nào?

Đền

(1) Có một cổng gỗ đỏ – toori khi vào đền, vì vậy trước tiên hãy cúi đầu nhẹ trước khi bước vào.
(2) Lối chính giữa con đường vào đền dành cho thần linh, vì vậy hãy đi bộ bên lề con đường nhé.
(3) Rửa ráy sạch sẽ tại thác thanh lọc trước khi vào trong nguyện cầu. Lấy cái gáo, múc đầy nước và rửa tay trái trước, sau đó là tay phải. Đổ nước lên tay trái và rửa miệng, sau đó đổ nước lên tay trái lần nữa, và cuối cùng, đặt úp gáo xuống để nước có thể chảy xuống.
(4) Quy trình tiêu chuẩn để nguyện cầu là “hai lần vái, hai lần vỗ tay, một lần vái”. Rung chuông và vứt tiền nguyện cầu vào, sau đó vái hai lần ở bệ thờ. Vỗ tay hai lần sau đó đặt hay tay vào nhau và nguyện cầu.  Cuối cùng, vái một lần nữa.
(5) Khi rời khỏi đền, quay lại sau khi rời khỏi cổng đỏ torii và vái.

Chùa

(1) Thay vì cổng đỏ torii, chùa có cổng sanmon. Khi vào cổng sanmon, vái sau đó đi qua mà không bước lên ngưỡng cửa.
(2) Giống như đi đền, bạn hãy đi dọc bên lề con đường, và nguyện cầu sau khi thanh tẩy bản thân.
(3) Mua nến và hương nếu có. Đốt nến, hương và đặt ở chỗ quy định để đặt nến và cắm hương.
(4) Bỏ tiền nguyện cầu vào trước ở đền chính. Nếu có chuông, bạn hãy reo chuông và sau đó đặt tay lại với nhau và vái một lần. Vái lần nữa khi kết thúc.
(5) Khi rời khỏi, vái hướng về chùa chính sau khi ra khỏi cổng.

Số tiền khi nguyện cầu?

Bạn dùng bao nhiêu tiền để nguyện cầu không quan trọng lắm, nhưng thông thường 65 yên, 75 yên, 85 yên, 95 yên và 500 yên có nghĩa tiêu cực, vì vậy nên tránh các con số này. Đồng xu 10 yên bị xem là làm giảm duyên (en) của bạn bởi từ 10 yên trong tiếng Nhật nghe giống từ “toen” có nghĩa là “duyên xa”. Và bởi vì từ 5 yên có phát âm giống như là “goen” (từ biểu thị chính thức của chữ duyên “en”), nên người ta thường dùng đồng 5 yên để nguyện cầu cho duyên đến.

Xin xăm

Khi đi nguyện cầu đầu năm mới, hãy nhớ xin xăm omikuji nhé. Có nhiều loại omikuji, nhưng có một cách tiêu chuẩn để lấy chúng. Đầu tiên, nghĩ về may mắn mà bạn mong muốn đạt được, như tiến triển trong công việc, trong tình yêu hay tài chính, và lắc cái hộp đựng các quẻ xăm mikuji bên trong. Thanh mikuji sẽ rơi ra có số trên đó, dựa vào đó bạn sẽ được đưa một tờ giấy ghi may mắn trong năm nay của bạn.
Nhìn chung, có 7 loại may mắn. Daikichi (đại cát) là loại tốt nhất, tiếp theo sau là kichi (cát), chukichi (trung cát), shokichi (tiểu cát), suekichi (mạt cát) kyo (hung) và daikyo (đại hung). Bạn có thể lấy omikuji về nhà hay cột chúng tại khu vực quy định. Omikuji tại các đền/chùa giờ được dịch ra nhiều ngôn ngữ, vì thế nếu bạn không biết tiếng Nhật hãy thử và đọc bằng tiếng Anh, Hoa…


Quẻ xăm nào có chữ 吉 (cát) có nghĩa là xăm tốt, còn quẻ nào có chữ 凶 (hung) nghĩa là vận mệnh xấu. Số lượng quẻ xấu được rút ra không nhiều lắm, và nếu có rút trúng quẻ xấu thì đừng lo lắng nhé. Ý nghĩa thực sự của quẻ xăm không nằm ở chỗ Tốt/Xấu của vận mệnh. Ngoài việc mức độ tốt/xấu, trong quẻ xăm cũng thường đưa ra những lời khuyên về sức khỏe, công danh sự nghiệp, tình duyên… Từ lời khuyên đó giúp chúng ta chiêm nghiệm lại hành động của bản thân mình.

Mua bùa hộ mệnh

Các bạn cũng nên mua bùa hộ mệnh “omamori” và “ofuda” có điều ước như là sức khỏe và tình yêu. Với omamori, bạn phải mang nó suốt bên người và nó sẽ bảo vệ người mang nó. Với ofuda, ngược lại, bạn hãy giữ nó ở nhà để mang lại điều tốt đẹp cho cả gia đình. Có rất nhiều loại như an toàn giao thông, sức khỏe, mẹ tròn con vuông, vì vậy hãy chọn loại phù hợp cho gia đình bạn.

Thưởng thức các gian hàng

Một trong những điểm thú vị, vui vẻ khi đi lễ đầu năm hatsumode là các gian hàng. Có nhiều loại cửa hàng bán thức ăn như yakitori, yakisoba hay kẹo bông, cũng như có trò chơi mà nếu thắng bạn sẽ được chọn nhiều loại quà tặng. Các đền chùa lớn nổi tiếng là điểm du lịch lại càng có nhiều gian hàng mọc lên xung quanh, nhưng có nhiều điểm lại không có, vì vậy hãy kiểm tra thông tin trước khi đi nhé.

Hatsumode là trải nghiệm chỉ diễn ra một thời gian ngắn đầu năm. Nếu có thể, bạn hãy đi vào 3 ngày đầu năm, khi nhiều người ra ngoài và đi lễ, như vậy bạn lại càng cảm nhận không khí Năm mới.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.