NHỮNG ÁP LỰC CỦA PHỤ NỮ Ở NHÀ NỘI TRỢ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Hiện nay tại Nhật Bản có khoảng hơn 30% hộ gia đình mà phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ (専業主婦). Trong đại dịch do virus corona chủng mới hoành hành tại Nhật Bản, những người phụ nữ ở nhà làm nội trợ bị căng thẳng stress nhiều nhất bởi rất nhiều lý do như thu nhập của chồng giảm, áp lực chăm sóc con cái làm việc nhà, chi tiêu sinh hoạt tăng. Sau đây các bạn cùng tìm hiều với KVBro những khó khăn áp lực mà những người phụ nữ ở nhà làm nội trợ phải chịu đựng trong đại dịch COVID-19.

(1) Áp lực kinh tế

Do đại dịch COVID-19 gây ra, áp lực kinh tế đè nặng lên rất nhiều gia đình tại Nhật khi lao động chính trong nhà là người chồng phải tạm nghỉ việc hoặc giảm giờ làm. Mặc dù chính phủ có chế độ hỗ trợ mỗi người dân 10 vạn yên trong đợt đại dịch, tuy nhiên theo thông kê thì khoản trợ cấp này vẫn không đủ khi rất nhiều hộ gia đình thu nhập giảm hơn một nửa trong suốt 3~4 tháng vừa qua.

Thu nhập giảm nhưng các chi phí sinh hoạt như tiền mua thực phẩm ăn uống, chi phí điện nước ga internet lại còn tăng do nhiều người phải nghỉ làm ở nhà, trẻ con không đi học cũng ở nhà. Đứng trước bài toán THU-CHI, rất nhiều bà nội trợ cho biết họ rất căng thẳng để có thể đảm bảo đủ tiền chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình.

(2) Áp lực chăm sóc chơi với con cái

Nếu như bình thường, trẻ mẫu giáo trở lên sẽ đi học từ sáng tới khoảng 3h chiều mới về nhà và ăn trưa tại trường thì do đợt dịch COVID-19, từ cuối tháng 2 hầu hết học sinh từ mẫu giáo đến đại học đều nghỉ học, không những vậy còn hạn chế ra ngoài chơi. Việc trẻ con ở nhà khiến rất nhiều bà mẹ vất vả vì vừa phải làm việc nhà vừa phải chăm sóc, chơi và dạy học cho con. Rất nhiều người chồng cũng phải nghỉ việc ở nhà nhưng họ lại không giúp đỡ vợ trong việc chăm sóc chơi với con cái bởi họ vẫn cho rằng họ là lao động kiếm ra tiền trong nhà nên không có nghĩa vụ làm những việc này. Điều này khiến rất nhiều bà nội trợ trở nên căng thẳng áp lực vô cùng.

(3) Áp lực việc nhà

Do đại dịch COVID-19 mà chồng con đều ở nhà nên việc nhà cũng tăng lên gấp bội từ việc ngày lo 3 bữa cơm, giặt giũ quần áo đến dọn dẹp nhà cửa. Nếu như bình thường người chồng đi làm cả ngày vất vả, những bà nội trợ sẽ không tỏ ra khó chịu khi họ phải làm tất cả việc nhà, tuy  nhiên những ngày đại dịch này người chồng ở nhà cả ngày mà lại không giúp đỡ vợ, khiến họ cảm thấy rất khó chịu và không ít gia đình cãi vã vì vấn đề này. Có thể nói, kể từ khi đại dịch xảy ra, cụm từ “コロナ離婚-Ly hôn do Corona” xuất hiện rất nhiều trên mọi diễn đàn chia sẻ.

(4) Áp lực về sức khỏe

Áp lực lo lắng về việc lây nhiễm dịch bệnh cũng là một trong những áp lực lớn mà các bà nội trợ Nhật Bản phải chịu đựng trong đợt dịch bệnh này. Mặc dù hạn chế việc ra ngoài nhưng nhiều gia đình người chồng vẫn đi làm full hoặc làm ít đi. Việc lây nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và lây nhiễm cho cả gia đình là điều rất khó tránh khỏi nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh.

(5) Những áp lực khác

Nếu như bình thường, trong lúc chồng con đi làm đi học, các bà nội trợ có thể hẹn hò tụ tập nhau ăn trưa hay ra ngoài quán để tám chuyện, đi mua sắm, đi làm đẹp thì trong đợt dịch bệnh này, những thú vui giải trí của họ đều không còn nữa. Tất cả phải hạn chế ra ngoài và ở nhà với rất nhiều công việc và áp lực. Việc không được giải trí hay có người chia sẻ cũng làm tăng thêm rất nhiều áp lực cho những người phụ nữ này.

(6) Bạo lực gia đình

Một vấn đề nhức nhối nhất đó chính là bạo lực gia đình. Do đại dịch gây ra nên mọi người đều trở nên căng thẳng, cãi vã trong gia đình cũng tăng cao và bạo lực gia đình cũng gia tăng nhiều lên.

Vào đầu tháng 4 tại Tokyo, một người chồng đã giết vợ mình sau một cuộc cãi vã do vấn đề thu nhập của anh ta giảm vì phải nghỉ làm.

Để đối phó với tình huống này, Văn phòng Nội các đã thiết lập một bàn tư vấn chuyên dụng (0120-279-889). Các chính quyền địa phương cũng thiết lập các đường dây nóng để phụ nữ-những người phải đối mặt với bạo lực gia đình có thể gọi điện tư vấn chia sẻ.

Nguồn: FNN

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản