CHUYỆN GÌ SẼ ĐẾN VỚI KINH TẾ HOA KỲ?

Viễn cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu cho năm nay đã trở nên u ám nhanh chóng trong những tháng gần đây. Các hộ gia đình, nhà đầu tư và xây dựng chính sách giờ đang tự hỏi liệu mình cần điều chỉnh các hy vọng như thế nào và cho bao lâu? Câu trả lời nằm ở câu trả lời của 6 câu hỏi dưới đây.

Câu hỏi thứ nhất là liệu tình trạng lạm phát tăng cao tại hầu hết các nước kinh tế phát triển sẽ mang tính tạm thời hay lâu dài? Tranh luận về câu hỏi này đã kéo dài cả năm và kết cục dường như đã định. Phe “lâu dài” đã thắng còn phe “tạm thời”, gồm hầu hết lãnh đạo các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ đã thừa nhận mình “mắc sai lầm”.

Câu hỏi thứ hai là liệu tình trạng lạm phát tăng vì lý do tổng cầu tăng quá mức (do áp dụng các chính sách tiền tệ, tín dụng và tài khóa nới lỏng) hay do các cú sốc tiêu cực cho tổng cung vì tình trạng lạm phát và đình đốn (từ các đợt phong tỏa do đại dịch, nút cổ chai trong chuỗi cung ứng, nguồn cung lao động thiếu hụt tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng của cuộc chiến của Nga tại Ukraina lên giá hàng hóa và chính sách “nói không với Covid” của Trung Quốc).

Read more

NHẬT BẢN HẠ BẬC ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ THÀNH “TRỞ NÊN TỒI TỆ NHANH CHÓNG”

Nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng “trở nên tồi tệ hơn” vào tháng Tư do đại dịch virus corona toàn cầu, chính phủ cho biết hôm thứ Năm, hạ cấp đánh giá trong tháng thứ hai liên tiếp.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2009, sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Văn phòng Nội các đã sử dụng thuật ngữ “tồi tệ hơn” hoặc ” đang tệ hơn” trong báo cáo hàng tháng để mô tả tình trạng của nền kinh tế Nhật Bản.

Read more