CHUYỆN GÌ SẼ ĐẾN VỚI KINH TẾ HOA KỲ?

Viễn cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu cho năm nay đã trở nên u ám nhanh chóng trong những tháng gần đây. Các hộ gia đình, nhà đầu tư và xây dựng chính sách giờ đang tự hỏi liệu mình cần điều chỉnh các hy vọng như thế nào và cho bao lâu? Câu trả lời nằm ở câu trả lời của 6 câu hỏi dưới đây.

Câu hỏi thứ nhất là liệu tình trạng lạm phát tăng cao tại hầu hết các nước kinh tế phát triển sẽ mang tính tạm thời hay lâu dài? Tranh luận về câu hỏi này đã kéo dài cả năm và kết cục dường như đã định. Phe “lâu dài” đã thắng còn phe “tạm thời”, gồm hầu hết lãnh đạo các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ đã thừa nhận mình “mắc sai lầm”.

Câu hỏi thứ hai là liệu tình trạng lạm phát tăng vì lý do tổng cầu tăng quá mức (do áp dụng các chính sách tiền tệ, tín dụng và tài khóa nới lỏng) hay do các cú sốc tiêu cực cho tổng cung vì tình trạng lạm phát và đình đốn (từ các đợt phong tỏa do đại dịch, nút cổ chai trong chuỗi cung ứng, nguồn cung lao động thiếu hụt tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng của cuộc chiến của Nga tại Ukraina lên giá hàng hóa và chính sách “nói không với Covid” của Trung Quốc).

Read more

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG HOA KỲ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NỮ LÃNH ĐẠO MỚI CỦA ASEAN

Chương trình Phụ nữ lãnh đạo mới (Emerging Female Leaders Program) do Viện Chính sách Xã hội Châu Á (ASPI) đang phát động với chủ đề ​​“Xây dựng mối quan hệ thương mại với các nữ lãnh đạo mới nổi của ASEAN”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ đang lên trong lĩnh vực thương mại, cung cấp cho họ đào tạo và cố vấn để phát triển trong sự nghiệp tương ứng, và hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của họ với tư cách là thế hệ nữ chuyên gia và đàm phán thương mại tiếp theo của ASEAN.

Read more

AI THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN AI?

Bài viết của Eric Schmidt, trùm Google, và Graham Allison, giáo sư Harvard. Đại dịch Covid-19 đã trở thành bài kiểm tra khả năng chịu đựng cho các quốc gia trên thế giới. Từ quản lý chuỗi cung ứng, năng lực hệ thống y tế đến cải cách công tác quản lý và biện pháp kích thích kinh tế, đại dịch này đã trừng phạt không thương tiếc các chính phủ mà không – hoặc không thể – thích nghi nhanh chóng.Con vi-rút cũng đã vén bức màn của một trong những cuộc đua quan trọng nhất thế kỷ. Đó là sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vị thế độc tôn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Cảnh tượng đang diễn ra cần dấy lên hồi chuông báo cho người Mỹ. Trung Quốc không những đang ở quỹ đạo vượt qua Hoa Kỳ mà nước này đã vượt qua năng lực của Hoa Kỳ trong hầu hết các khía cạnh của AI.

Read more