TỐN BAO NHIÊU TIỀN KHI HỌC ĐẠI HỌC TẠI NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Chắc hẳn bạn nào đã và đang du học tại Nhật theo diện tư phí thì đều nắm rõ học đại học ở Nhật thì tốn bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, thực tế là tiền học đại học không phải của trường nào cũng giống trường nào và khoa nào cũng như khoa nào dù cùng một trường. Sau đây KVBro xin tổng hợp lại thông tin mới nhất về mức học phí của các trường đại học quốc lập, công lập và đại học tư lập nổi tiếng tại Nhật Bản để các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về chi phí cần phải chuẩn bị nếu học tại Nhật hay lo cho con cái sau này học ở Nhật nhé!

Contents

Các khoản tiền cần phải trả khi vào đại học

(1) Tiền lệ phí thi (受験料)
Tiền lệ phí thi khoảng 15,000 yên đến 18,000 yên tùy trường và tùy số lượng môn thi.

(2) Tiền nhập học (入学金)
Sau khi có kết quả đỗ vào trường đại học, khoản tiền đầu tiên phải đóng đó là tiền nhập học (giống như thi vào cấp 2 hay cấp 3). Số tiền này thường bắt buộc phải đóng ngay sau vài ngày khi có kết quả báo đỗ. Bạn sẽ không nhận lại khoản tiền này cho dù bạn không đăng ký nhập học trường đó mà nhập học trường khác.

(3) Tiền học phí (授業料)
Học phí là chi phí bạn phải trả cho quá trình học tập của mình tại trường đại học. Học phí thường phải thanh toán trong học kỳ đầu tiên và học kỳ thứ hai. Hầu hết các trường đại học trả tiền cho học kỳ đầu tiên vào tháng 4 và cho học kỳ thứ hai từ tháng 9 đến tháng 10.

(4) Chi phí thiết bị cơ sở vật chất (施設設備費)
Phí thiết bị cơ sở vật chất là phí sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị trong khuôn viên của trường. Phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng khoa. Ví dụ như khoa xã hội thì chủ yếu là các bài giảng chứ không có thí nghiệm thực hành nên chi phí thiết bị cơ sở vật chất thấp. Còn các khoa yêu cầu thiết bị đặc biệt như y và nghệ thuật, chi phí thiết bị cơ sở vật chất cao hơn so với các khoa xã hội.

(5) Tiền sách giáo khoa (施設設備費)
Tiền sách giáo khoa khác nhau tùy thuộc vào trường đại học hoặc khoa. Thông thường mọi người nghĩ khoản tiền này không quá tốn kém nhưng thực tế, có rất nhiều sách chuyên ngành đắt tiền.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều trường đại học yêu cầu cần có máy tính xách tay để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

(6) Các chi phí khác khi học đại học (大学に支払うもの以外の費用)
Ngoài các khoản tiền phải trả ở trên, bạn còn phải trả tiền đi lại (từ nhà tới trường nếu nhà xa phải đi tàu), tiền thuê nhà (nếu thuê nhà gần trường đại học), tiền sinh hoạt phí (ăn uống, điện nước ga internet điện thoại ….)

Sự khác biệt giữa đại học quốc lập-công lập và đại học tư

Chắc hẳn ai cũng biết đại học tư thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với đại học quốc lập. Sau đây là các số liệu thống kê chính xác để bạn có thể nắm rõ nhất chi phí chênh lệch khi học trường đại học tư và đại học quốc lập.

(1) Đối với trường đại học quốc lập (国立大学), học phí tiêu chuẩn cho các trường đại học quốc lập là 282,000 yên cho phí nhập học535,800 yên cho tiền học phí hàng năm. Ngoài ra, có một quy định rằng số tiền có thể được tăng lên đến 20% so với mức tiền tiêu chuẩn tùy theo quyết định của mỗi trường đại học.

(2) Tiếp theo, các trường đại học công lập ở các tỉnh (公立大学) . Các trường đại học công lập có thể có lệ phí nhập học khác nhau tùy thuộc vào việc người đăng ký đến từ tỉnh thành phố nào. Chi phí tiền nhập học trung bình của một trường đại học công lập là 228,613 Yên (sinh viên thuộc tỉnh đó) và 391,305 Yên (sinh viên tỉnh khác). Học phí trung bình hàng năm là 536,363 yên.

Nguồn số liệu: 2021年度学生納付金調査結果

(3) Với trường đại học tư, mức chi phí cho từng khoa chênh lệch nhau khá nhiều. Đặc biết khoa y (医歯系学部) tiền nhập học đắt gấp 4-5 lần so các khoa khác, tiền học phí hàng năm đắt gấp 4 lần so với khoa Văn học.

Dưới đây là mức học phí khoa luật (法学部) của 4 trường tư nổi tiếng tại Nhật Bản đó là Waseda, Keio, Meiji và Nihon.

Nếu không thể lo đủ chi phí học đại học thì sao?

Với mức chi phí cho 4 năm đại học nếu đỗ vào trường quốc lập cũng hết khoảng vài triệu yên mà chưa tính tới chi phí sinh hoạt. Với nhiều gia đình người Nhật đây cũng là một vấn đề tài chính khó khăn. Bởi vậy, sau đây là những giải pháp mà hầu hết sinh viên Nhật Bản đều sử dụng để giảm áp lực kính tế cho bố mẹ.

(1) Học bổng (奨学金)

Một trong những học bổng phổ biến nhất mà sinh viên Nhật sử dụng đó là học bổng 日本学生支援機構奨学金, trong đó có loại không phải trả lại (nếu là sinh viên ưu tú) và không phải trả tiền lãi (được vay tiền đi học không mất tiền lãi).

Ngoài ra còn có rất nhiều loại học bổng của công ty, tổ chức cá nhân những sẽ dành cho sinh viên theo ngành mà công ty, tổ chứ đó nhắm tới.

Đối với sinh viên nước ngoài tư phí cũng khá quen thuộc với học bổng phát báo (新聞奨学金). Loại học bổng này cũng khá nhiều sinh viên Nhật đăng ký để vừa đi phát báo sáng kiếm tiền đóng học phụ giúp gia đình.

(2) Khoản vay nhà nước cho giáo dục (国の教育ローン)

Khác với học bổng, vay tiền đi học thì phải trả tiền lãi suất hàng năm. Nhật Bản có khoản cho vay dành cho giáo dục, với mức lãi khá thấp chỉ có 1.65% và trả tối đa trogn 15 năm.

Lời kết: Có thể thấy rằng để cho con học đại học thì sẽ tốn kém rất nhiều tiền chưa kể tới số tiền học luyện thi vào đại học. Vì vậy bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng tài chính cho tới thời điểm cần thiết phải dùng. Có khá nhiều gia đình mua các loại bảo hiểm học đường để khi con bắt đầu vào đại học có khoản tiết cố định nhận lại được để đóng tiền học cho con.

Đối với sinh viên Nhật thì vay tiền để đi học khá phổ biến, tuy nhiên với sinh viên nước ngoài, chúng ta cố gắng tận dụng các quỹ học bổng và điều quan trọng nhất vẫn là cần cố gắng học tốt để có thể đăng ký được những gói học bổng toàn phần của Nhật bản cũng như học bổng đi du học nước ngoài.

※Bài viết tham khảo tại đây.

TỐN BAO NHIÊU TIỀN KHI HỌC ĐẠI HỌC TẠI NHẬT BẢN

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.