Site icon KVBro

HƯỚNG ĐI CHO GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Nhật Bản có hệ thống giáo dục 6-3-3-4 – giáo dục bắt buộc 6 năm ở bậc tiểu học và 3 năm ở bậc phổ thông cơ sở. Học sinh sau đó có thể chọn để học tiếp 3 năm trung học phổ thông và sau đó là 4 năm đại học hoặc 3 năm cao đẳng (短期大学) hay 2 năm trung cấp (専門学校) .

Những so sánh quốc tế cho thấy rằng sau khi hoàn hành chương trình giáo dục bắt buộc, khả năng học thuật của trẻ em 15 tuổi người Nhật xuất sắc, chiếm lĩnh những vị trí hàng đầu trong nhóm G7 (bao gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Canada và Hoa Kỳ). Vào năm 2015, Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA), đánh giá thành tích học tập của học sinh trong nhóm OECD (gồm 34 nước), Nhật Bản xếp hạng 2 về kiến thức khoa học sau Singapore, thứ 6 về đọc hiểu sau Hàn Quốc và thứ 5 về toán sau Đài Loan. Có tiến bộ trong nhóm các nước Châu Á bởi Singapore và Hong Kong có kết quả tốt, nhưng Nhật cũng có trình độ khá tốt về giáo dục không cách xa các nước này.


Đại học Tokyo – trường đại học hàng đầu Nhật Bản

Tuy nhiên, một bức tranh hoàn toàn khác khi xem xét đến xếp hạng bậc đại học. The Times Higher Education World University Rankings 2018 cho thấy rằng Đại học Tokyo(東京大学) – trường đại học hàng đầu Nhật Bản xếp thứ 36 và Đại học Kyoto(京都大学) – trường đại học thứ 2 Nhật Bản xếp thứ 74. Đây là hai trường đại học Nhật Bản duy nhất trong top 100 trường đại học. Về tổng thể, các trường đại học Nhật Bản xếp khoảng thứ 10 trên thế giới – ngang với Trung Quốc và Hàn Quốc. Tôi cho rằng vấn đề giáo dục Nhật Bản nằm ở giáo dục bậc cao. Vậy hãy cân nhắc hướng cần thiết để tái cơ cấu lĩnh vực này.

Trước tiên hãy xem xét đến trường trung học phổ thông Nhật Bản. Một lượng lớn học sinh cấp 3 tại Nhật tham gia các lớp học thêm – juku (塾). Theo một khảo sát của Bộ Giáo dục vào năm 2016 về chi phí giáo dục, 35% học sinh tại trường trung học công và 44% học sinh tại trường trung học tư tham gia juku. Bởi khảo sát này cũng bao gồm học sinh muốn bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, và cho thấy chỉ hơn 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ học bậc đại học, có thể nói rằng đa số học sinh muốn thi vào đại học đều học luyện thi tại juku.

Gần 50.000 trường juku tại Nhật Bản – vượt qua số lượng trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cộng lại là 35.000. Bởi vì có nhiều trường juku như vậy và giáo dục trung học phổ thông không bắt buộc, vậy tại sao không cho phép juku và trường trung học phổ thông cạnh tranh với nhau? Chúng ta có thể thay đổi hệ thống hiện nay và cho phép bất kỳ ai – dù họ đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp juku hay tự học – thi vào trường đại học miễn là họ đỗ kỳ thi tiêu chuẩn được tổ chức bởi Trung tâm Khảo thí Đầu vào Đại học. Rất nhiều vấn đề hiện đang tồn tại cùng trường trung học phổ thông, bao gồm trốn học, sẽ biến mất.

Nếu chúng ta giảm yêu cầu về độ tuổi cho những người tham gia thi đầu vào tiêu chuẩn và yêu cầu duy nhất là hoàn thành giáo dục bắt buộc, học vượt lớp có khả năng thực hiện. Một số người cho rằng các kỳ thi đầu vào AO theo tiêu chuẩn của nơi tuyển – tức là người dự tuyển sẽ được chọn dựa trên chính sách tuyển sinh của từng đại học – nên là công thức đầu vào đại học chính. Nhưng các kỳ thi tiêu chuẩn có vẻ sẽ tiếp tục giữ một vai trò quan trọng theo quan điểm cần có sự công bằng về cơ hội.

Giờ chúng ta hãy xem xét đến trường đại học. Bởi vì dân số 18 tuổi sẽ giảm mạnh tại Nhật Bản, rất nhiều người tin rằng sự phối hợp giữa hoặc hợp tác giữa các trường đại học là điều kiện tiên quyết để tồn tại. Nhưng đây liệu có phải là hướng đi đúng đắn cho các trường đại học hay không? Nhìn từ góc độ quốc tế, chúng ta thấy rằng nhu cầu cho trường đại học tăng bởi vì dân số thế giới tăng và tầng lớp trung lưu đang tăng, đặc biệt tại các nước đang phát triển với nền kinh tế đang đà tăng trưởng. Nhìn chung ở góc độ quốc tế, giáo dục bậc cao là một ngành công nghiệp đang phát triển.

Để tận dung cơ hội của khuynh hướng này, chúng ta không có cơ hội nào khác ngoài du nhập hệ thống bắt đầu năm học từ mùa thu và sử dụng tiếng Anh trong kỳ thi đầu vào – cả hai đều là tiêu chuẩn quốc tế không chính thức. Tại Trường Đại học Ritsumeikan Asia Pacific (APU), nơi tôi làm việc với chức danh chủ tịch, nửa số sinh viên trong 6.000 sinh viên đến từ khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hầu hết sinh viên quốc tế này nộp đơn vào trường đại học và thông qua quy trình tuyển đầu vào bằng tiếng Anh và nhập học vào học kỳ mùa thu. Về nguyên tắc, các sinh viên năm nhất – cả quốc tế và trong nước – phải sống tại ký túc xá của trường. Điều này nghĩa là sinh viên Nhật và sinh viên quốc tế sống cùng nhau, và nhiều người sống chung trong cùng một phòng.
Giá trị của việc sinh viên nước ngoài ở trong trường không chỉ là vấn đề số lượng. Nó tạo sự đa dạng cho trường đại học và nuôi dưỡng một môi trường học thuật phong phú. Một nửa giảng viên cũng là người nước ngoài, góp phần vào sự đa dạng của trường học. Quốc tế hóa trường đại học là động lực để nâng cao chất lượng và số lượng.

Sự đa dạng cũng  phải được thể hiện trong các kỳ thi đầu vào cho người lớn đã hoàn thành giáo dục chính thức. Tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh viên làm việc khi còn là sinh viên rất thấp. Những người 25 tuổi hay già hơn chỉ chiếm ít hơn 2% sinh viên đại học Nhật Bản – thấp hơn 1/10 so với trung bình của OECD. Không có sinh viên đi làm có kinh nghiệm phong phú về kinh doanh, điều này không thể tạo ra một môi trường học đầy đủ được.

Hầu hết người đi làm trong các lĩnh vực mới như GAFA (Google, Apple, Facebook và Amazon) hoặc những người khởi nghiệp được đầu tư vốn (startup) – bộ máy đang vận hành cho nền kinh tế tương lai – đều có bằng cấp bậc cao. Tại Nhật Bản, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học học lên đại học thấp, và những người tốt nghiệp đại học học tiếp bậc sau đại học còn thấp hơn. Nhật Bản thật sự có một nền giáo dục bậc thấp khi so sánh với các quốc gia khác. Đây được xem là nhân tố kết cấu cản trở sự phát triển của các công ty startup tại Nhật Bản. Nhân viên Chính phủ, nhà giáo dục và lãnh đạo doanh nghiệp cần tâm niệm rằng trừ khi các trường đại học nghiêm túc đẩy mạnh giáo dục định kỳ, tương lai của Nhật Bản sẽ bị đe dọa.

Một thách thức quan trọng là làm thế nào để giới thiệu một công nghệ mới, hay “ed-tech” (viết tắt của educational technology) vào học đường. Đẩy mạnh bậc sau đại học trong lĩnh vực giáo dục được xem là một phần  của nỗ lực để thích ứng và quy trình đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này không có nghĩa là con người nên bị gác sang một bên. Thậm chí nếu công nghệ lái tự động được công nhận hoàn toàn, xã hội không thể vận hành xe tự lái hợp lý trừ khi luật giao thông và bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới được soạn thảo lại.

Bên cạnh mở ra quy trình đầu vào, quốc tế hóa, giáo dục định kỳ và ed-tech, các trường đại học cũng phải nâng cao khả năng quản lý. Quản lý đại học nên được trao cho các chuyên gia trong lĩnh vực này, và giảng viên nên tập trung vào giáo dục và nghiên cứu. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, giảng viên nên được đánh giá từ nhiều góc độ. Những đánh giá này sẽ tạo nên sự cạnh tranh và cạnh tranh sẽ giúp tiến bộ. Mục tiêu của các trường đại học hướng tới nên là tạo ra một chương trình giảng dạy có thể thu hút và tạo động lực cho sinh viên.

Haruaki Deguchi (出口治明) là chủ tịch Trường Đại học Ritsumeikan Asia Pacific tại Beppu, tỉnh Oita. Một giảng viên nổi tiếng và tác giả của hơn 30 cuốn sách, ông thành lập Lifenet Insurance vào năm 2008 sau khi cống hiến 35 năm sự nghiệp tại Nippon Life Insurance Co.

Theo Japan Times

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

Exit mobile version