CHỌN YOCHIEN HAY HOIKUEN? – PHẦN 1

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Chọn trường yochien hay hoikuen là một vấn đề nan giải cho các bố mẹ tại Nhật, đặc biệt trong các gia đình có mẹ đi làm toàn thời gian. Mô hình yochien được biết đến với thời gian học ở trường ít hơn, ít hỗ trợ các gia đình có mẹ đi làm toàn thời gian hơn như phải nấu bento, nhưng lại là nơi chú trọng hơn vào giáo dục, dạy dỗ trẻ. Trong khi đó, hoikuen thiên về giữ trẻ, hỗ trợ giữ nhiều thời gian hơn, có cơm trưa, nhưng lại không giáo dục và dạy trẻ nhiều. Chính vì vậy, chọn hoikuen hay yochien đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. KVBro xin chia sẻ lại kinh nghiệm của chị MIZU có con vừa đậu vào trường yochien ở tỉnh Yokohama. Bài viết của chị chia sẻ cụ thể những tìm hiểu cá nhân để đưa ra quyết định chọn yochien dù chị làm việc toàn thời gian, về việc chọn trường và cả thi vào trường… hy vọng sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin cho bố mẹ.

???????
Nhân dịp con em vừa pass yochien tư theo đúng nguyện vọng của gia đình, em xin phép chia sẻ 1 chút về quá trình chọn trường cũng như thi cử cho những Mom nào đang cần và sắp cần ạ.
?Em xin phép được nhấn mạnh: đây là quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất chia sẻ tham khảo. Không có ý chê bai hay công kích gì cả nên các mẹ đừng hiểu lầm nhé?
?Background gia đình: nhà em cả 2 vợ chồng đều fulltime, ở Nhật khá lâu (trên 10 năm), con em 2 tuổi 8 tháng..

Contents

Tại sao lại là Yochien?

Vì background như trên nên ban đầu em chỉ nghĩ đến Hoikuen. Điểm lợi Hoikuen cho nhà cả 2 vợ chồng cùng fulltime thì chắc các Mom cũng biết hết rồi, em k nhắc lại nữa.
Quay về topic chính, tại sao lại là Yochien. Hồi còn đi học em đăng ký 1 tài khoản Academia để đọc các đề tài nghiên cứu mà mình quan tâm, trong đó có giáo dục. Gần đây em tình cờ đọc được 1 bài nghiên cứu về giáo dục Hoikuen và yochien của Nhật. Những con số khá ấn tượng như: trên 90% sv các trường đại học nổi tiếng như Todai, Kyodai, Keio…đều là 幼稚園卒. Về mặt trí tuệ thì 幼稚園卒 có phần ưu tú hơn so với 保育園卒.
1 đặc điểm khác biệt hơn cả là các kĩ năng cơ bản như ăn uống gọn gàng, để đồ ngăn nắp, không bỏ quên đồ đạc hay làm việc có kế hoạch…thì 幼稚園卒 vượt xa hẳn so với 保育園卒. Điều thứ 2 này mới thực sự là điều em trăn trở nhất các Mom ạ.
Thật lòng khi đọc xong bài nghiên cứu này em cũng sốc, cũng bán tín bán nghi lắm vì suy cho cùng nghiên cứu cũng chỉ là dưới góc nhìn của 1 cá nhân. Vậy nên em đã quyết định tự làm 1 cuộc khảo sát nhỏ với các bạn douki của em. Các bạn ấy đều tốt nghiệp từ các trường đh nổi tiếng như Kyodai, Waseda… Em đã rủ các bạn ấy đi ăn trưa và kể về nghiên cứu mà em đã đọc.
Sau khi tham khảo qua 6 bạn douki thì em chỉ có thẻ nói rằng Yochien và chỉ Yochien mà thôi các Mom à. 6 bạn đều học Yochien và cảm thấy sự khác biệt (y như bài nghiên cứu kia viết) với các bạn cùng lớp học Hoikuen.
Không những bài nghiên cứu kia phản ánh khá chân thật mà qua nói chuyện em còn biết rằng nhiều bạn thậm chí còn thấy xấu hổ khi mình chỉ được học Hoikuen (kiểu thấy k bằng bạn bằng bè ấy). Trong nhóm douki em nói chuyện, có 1 bạn tốt nghiệp Kyodai, mẹ bạn ấy chuyên nghiên cứu về giáo dục Yochien và Hoikuen. Bạn ấy bảo mẹ bạn ấy chỉ nhìn qua cũng biết bạn nào học Hoikuen hay Yochien vì tác phong rất khác nhau. Đến đây thì em còn biết nói gì nữa ngoài đi tìm Yochien cho con
(Các Mom cũng thử hỏi hú họa 1 bạn cùng cty xem kết quả có giống em không ạ )
Vâng, tóm lại thì trên đây chính là lý do quyết tâm rẽ sang Yochien của nhà em ạ.
Dĩ nhiên là em cũng 覚悟 các khoản như phải chuẩn bị bento cho con, trường khá xa nhà nên tuy có bus cũng vẫn không thể tránh khỏi những ngày đạp xe ngày 4-5 cây số  luôn sẵn sàng 時短 nếu cần…

Chọn trường

Cũng như các Mom đã chia sẻ thì em cũng search rank, đọc review, đi kengaku…
Tuy nhiên cả 2 vợ chồng em đều không thích 1 điểm trong giáo dục Nhật: đó là sự đánh đồng, các bé k được tự do thể hiện cá tính, luôn lo sợ mình khác với các bé khác dù chỉ là khác 1 chút ở họa tiết áo quần.? (cái này em cũng đọc trong nghiên cứu kia)
Vậy nên khi chọn trường, nhà em đề ra 2 tiêu chí dứt khoát phải có trong 教育方針 của trường:1. Tôn trọng cá tính của bé. 2.có nhiều lớp năng khiếu để bé lựa chọn thử sức. Nếu được thì càng 国際 càng tốt (nghĩa là k thuần Nhật 100% ạ).
Tổng cộng nhà em đã đi kengaku 8 trường, xin hồ sơ 6 trường (2 trường khuyên nhà em từ bỏ vì bus trường k qua gần nhà em)
Không biết những mới khác như thế nào, chỗ em thì các trường cùng nhận hồ sơ 1 ngày, cùng thi 1 ngày cùng 1 khung giờ để đảm bảo tính công bằng cho các cháu. Và thế là, trong 6 trường nhà em chọn ra 3 trường theo xếp theo thứ tự nguyện vọng.
?Nguyện vọng 1 (là trường nhà em pass): trường khoảng 60 tuổi, đúng với tiêu chí giáo dục của gia đình nêu bên trên, đứng rank 1 trong quận theo đánh giá của phụ huynh. Trường chỉ 1 tầng trải rộng trên đồi cao cao và thiết kế rất art. Trong tr nuôi cả thỏ.., có cả 1 vườn to để các cháu trồng cà chua, cà tím, khoai lang…, nguyên 1 đồi cây hạt dẻ, hạnh nhân, sakura… nói chung là đến trường kengaku thì cả 2 vợ chồng đều gật đầu đây chính là “chân lý cuộc đời”
? Nguyện vọng 2: bề dày 80 năm lịch sử, trường được thành lập bởi 1 người Anh nên pp giáo dục có phần Tây hoá. 1 điểm cộng to nhất là trường thuộc hệ 青山学院, các bé học trường này hệ 3 năm sẽ được 内部推薦 vào tiểu học đứng đầu tỉnh. Tỉ lệ chọi cực cao dĩ nhiên là phải 抽選 rồi ạ (không có 優先枠). Đi setsumeikai em mới thấy bố mẹ và con cái trong truyền thuyết cả có thật các Mom ạ. Từ đầu tóc ăn mặc tác phong đều chuẩn chỉnh
Tại sao lại chỉ là Nguyện vòng? Vì trường chỉ có 延長保育 đến 5 giờ chiều, như vậy mẹ bắt buộc phải 時短 mới kịp đón con.
?Nguyện vọng 3: trường khoảng 60 năm, khá rộng, điểm cộng lớn nhất là có dạy tiếng Anh cho bé. (Trường này chồng em đi kengaku 1 mình nên em cũng không rõ lắm ) Được cái trường này chỉ cần đi kengaku là được nộp hồ sơ, nhưng chỉ nhận đúng bằng số chỉ tiêu, quá số chỉ tiêu sẽ ngưng nhận hồ sơ luôn. Vậy nên hàng năm, bố mẹ xếp hàng chờ nộp hồ sơ từ đêm hôm trc là chuyện bình thường ở phố huyện

Thi cử vào Yochien

Thời điểm em quyết chỉ thi Yochien rơi vào cuối tháng 7, khá muộn. Các Yochien nổi tiếng hầu như đã có các hoạt động pre-Yochien từ trước như 未就園クラス…Nhà em đã bỏ lỡ hoàn toàn mục này!
Bước này giúp các bé sẽ được vào 優先枠, nghĩa là không cần 抽選cũng được nộp hồ sơ, hoặc không thì cũng được ưu tiên gọi trước khi có xuất thi trống…
Hi vọng duy nhất của nhà em để có 1 vé vớt vào vòng hồ sơ là đk đi kengaku và tham gia đầy đủ các buổi setsumeikai, ở lại nói chuyện với các thầy cô để nhà trường thấy được sự mong muốn và quan tâm tới giáo dục của cha mẹ.
Song song với đó là mua sách 幼稚園受験対策 về đọc và xem các mẫu thi cử của các trường. Trường nhà em chọn thế nào mà bộ đề lên tới cả 3 man??! Hãi quá nên em mua sách tổng hợp của các trường khác tham khảo (rẻ bằng 1/10 ạ).
Xem qua nội dung thi thì em thấy cũng giống như những cái mà em cùng con học hàng ngày thôi, như chơi puzzle, học tên các con vật, số đếm…nên em cứ duy trì như vậy.
Viết 志望動機 thì nên viết theo hướng mong muốn con mình sẽ được giáo dục như thế nào, rồi điểm tương đồng với 教育方針 của trường như thế nào, ngoài ra ấn tượng điều đặc biệt gì về trường khi đi kengaku…
Cụ thể thì trường con em pass có tổng cộng 3 vòng.
?vòng 1: hồ sơ (vòng này đúng thực sự như quay sổ xố ? may sao nhà em lại trúng?)
?vòng 2-3: thi 知能 và phỏng vấn cha mẹ cùng 1 ngày.
Thi 知能: hỏi tên tuổi xem bé có trả lời được k, rồi nhìn tranh hỏi đây là con gì quả gì, số mấy…cho xếp puzzle
Phỏng vấn: hỏi bố mẹ giáo dục con ntn, dành thời gian cho con hàng ngày ntn, tính cách của con có nắm được k…(em thấy mua cuốn tham khảo là y chang vậy đó)

Những điều ngộ ra sau quá trình trên

?Hiện giờ có khá nhiều Yochien có thêm enchouhoiku đến 18:30, nên bme fulltime cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
?độ tuổi này thì pass hay không 90% nằm ở bố mẹ. Thi 知能 các thứ cũng chỉ để các cô nắm được tình hình của bé, miễn sao không bị thiểu năng trí tuệ thì em tin là pass hết. Để đến vòng 知能 thì qua được vòng hồ sơ mới là điều ám ảnh. Lần này là do nhà em may mắn chứ nếu không thì luyện thi các thứ cũng k để làm gì
Thi cử không khác gì canh bạc, nhưng em nhận thấy sau quá trình này, em hiểu hơn về hệ thống giáo dục của Nhật, tận mắt thấy được “con nhà người ta” trong truyền thuyết cũng là 1 lần được mở rộng tầm nhìn
?Ở những bậc tiếp theo sẽ rút kinh nghiệm từ bậc này để tìm hiểu sớm hơn, chủ động hơn về mọi mặt.
?Cũng k nhất thiết phải Yochien vì cũng vẫn có 10% còn lại bme đầu tư giáo dục từ tiểu học vẫn thu được thành quả như mong muốn. Và em cũng chắc chắn rằng k phải ai học Yochien cũng có 1 tương lai xán lạn
Nếu có ai hỏi rằng nhà em có hơi bị “xính” không? Thì em xin trả lời là có “hơi xính” hơi hâm
Nếu cho làm lại có làm như trên không thì em vẫn xin khẳng định là
Cứ nghĩ con cả ngày ở trường, tối mới về với bố mẹ (mà mẹ thì lại chưa muốn 時短 ngay) thì việc chọn 1 môi trường tốt (trong khả năng có thể) là việc nên làm mà các Mom nhỉ.
Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản