Site icon KVBro

TÌM HIỂU VỀ GIÁO DỤC STEINER/WALDORF

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Trong bài viết này KVBro xin giới thiệu chia sẻ của mẹ Minh Minh – một người mẹ theo đuổi phương pháp giáo dục Steiner cho con mình. Giáo dục Steiner tuy không mới nữa, nhưng không hẳn nhiều người hiểu rõ về phương pháp này. Hãy cũng KVBro tìm hiểu qua chia sẻ của Minh Minh nhé!

———–

Mình biết đến giáo dục Steiner hơn 5 năm trước, khi gửi con đến trường mầm non Thỏ Trắng (Phú Nhuận). Rồi cũng có cơ duyên và may mắn được học khoá đào tạo giáo viên mầm non Steiner mở vào tháng 11/2015. Lúc đó, mình hỏi chị quản lý và điều phối chương trình là “em học ra để làm gì? Em không tính làm giáo viên mầm non đâu”. Chị ấy chỉ trả lời rằng, e học trước tiên để hiểu mình, khi hiểu mình rồi sẽ hiểu con và biết nuôi dạy con tốt hơn. 2 tuần đầu của module 1 đã giúp mình hiểu ra nhiều điều rất “nền tảng” về sự phát triển của một đứa trẻ. Mình đã khóc nhiều lắm khi thấy mình đã từng nuôi dạy con khá sai lầm (ở nhiều mặt).
Mình cũng đang theo học khoá đào tạo giáo viên tiểu học Steiner, vì có 2 bé trong hai độ tuổi khác nhau: mầm non và tiểu học. Và khi học xong module 1 khoá Tiểu học 02/2016, được cô giáo người Úc cho xem học sinh Steiner ở Úc được học gì từ lớp 1 đến lớp 12, mình hoàn toàn bị thuyết phục bởi nền giáo dục quá sức đẹp và nhân văn này. Và sau đó, mình quyết tâm theo đuổi phương pháp giáo dục này, không chỉ có một định hướng giáo dục tốt cho các con, mà còn là cho “người lớn” như mình khi phải nhìn lại và sửa đổi bản thân.
Giáo dục Steiner, k hẳn chỉ là một phương pháp giáo dục mà còn là một cách sống (way of life). Nếu ba mẹ nào tìm hiểu dần sẽ tìm thấy những điểm sáng trong triết lý giáo dục của Rudolf Steiner. Còn chấp nhận hay không, đồng tình hay không thì cũng tuỳ mỗi cá nhân. Mình k tranh cãi về việc đúng sai trong group này với quan điểm và nhìn nhận của mỗi người về giáo dục Steiner hay triết lý Anthroposophy của Rudolf Steiner nhé.
Về câu chuyện vì sao phải homeschool con thay vì gửi con đến trường mầm non và tiểu học Steiner. Thì đó cũng liên quan đến sự chọn lựa của mỗi cá nhân và hoàn cảnh gia đình thôi ạ. Vợ chồng mình quyết định chuyển sang homeschool con hoàn toàn mới đây thôi ạ nên kinh nghiệm homeschool dường như là Zero. Mình may mắn tìm được một chương trình homeschool theo giáo dục Waldorf được award-winning, và là nhà cung cấp chương trình online đầu tiên trên thế giới (1994), gọi là EARTHSCHOOLING của The BEarth Institute (trụ sở tại Iowa, Mỹ). Đây là chương trình có tính hợp pháp, được công nhận ở nhiều bang tại Mỹ, Úc, Canada, có thể cung cấp nhiều tài nguyên khá đầy đủ và bám sát nhất giáo dục Waldorf. Đồng thời có sự hỗ trợ rất tốt từ nhóm các giáo viên, hàng ngày và hàng tuần
Ở đây mình sẽ k bàn luận quá nhiều đến cách mỗi cha mẹ quyết định con đường học vấn của con. Cách chọn trường và chọn chương trình. Mà mình sẽ cùng nhau hỗ trợ hết mức có thể cộng đồng phụ huynh muốn áp dụng phương pháp Steiner để nuôi dạy con ở nhà, mà vì nhiều yếu tố không theo học được ở các trường Steiner hiện tại ở Việt Nam.
Mình sẽ tập trung vào việc “GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ”, nghĩa là sẽ chủ yếu là thực hành và áp dụng homeschooling con trên tinh thần giáo dục Steiner. Nên mình sẽ hạn chế chia sẻ các kiến thức sâu sắc của Steiner (nếu cần sẽ có), và sẽ cố gắng để đơn giản hóa các khái niệm và diễn giải dễ hiểu cho các PH.
Mình cũng như các ba/mẹ, cũng phải loay hoay với việc nuôi dạy con hàng ngày, lắm lúc gặp rất nhiều khó khăn để hiểu đứa trẻ đứng trước mặt mình muốn gì và mình cần làm gì để giúp con. Trên tinh thần đó, nhóm được lập ra để cùng đi với nhau, cùng giúp đỡ nhau và chia sẻ những gì chúng ta áp dụng được qua hành trình hiểu mình – hiểu con.
7R FOR WALDORF HOMESCHOOLING sẽ nhấn mạnh 7 R mà mình thấy cần thiết để các phụ huynh giữ con ở nhà sẽ cảm thấy “dễ thở” và đỡ căng thẳng, dĩ nhiên còn nhiều lắm, nhưng trước mắt các bậc phụ huynh cứ làm được 7R này cũng đã là tốt lắm rồi. Từ từ trong quá trình học hỏi, chúng ta sẽ chia sẻ thêm nhiều kiến thức khác nữa.
1. Nurture RELATIONSHIP with your child/ren
2. Establish the RHYTHM of family life
3. Encourage RHYTHMIC ACTIVITIES
4. REDUCE screentime
5. Make ROOM for creative free play
6. Build RESILIENCE in your child/ren
7. Be a ROLE MODEL
Các ba/mẹ cứ xem như đây là cuốn sổ tay cho mình nhé.

Blog của cô Jean Miller về Steiner/Waldorf.

Blog có rất nhiều bài viết bổ ích và khá đầy đủ để hướng dẫn các PH bắt đầu homeschool con tại nhà trên tinh thần phương pháp giáo dục Steiner/Waldorf.
Phụ huynh có thể đăng ký email để nhận Newsletter và các ebook miễn phí.
**Do tài liệu toàn bằng tiếng Anh nên phụ huynh chịu khó tham khảo và nghiên cứu nhé.
Nếu ba mẹ có nhu cầu tìm một chương trình homeschool của Waldorf có bằng cấp chứng chỉ và curriculum có hệ thống (từ preschool – G12) thì mình giới thiệu Earthschooling của The BEarth Institute mà mình đang sử dụng. Phụ huynh cứ lên website tìm đọc sẽ có đầy đủ thông tin luôn đấy ạ
https://earthschooling.info/thebearthinstitute/
NHỊP ĐIỆU NGÀY
Đây là thời khóa biểu homeschool con sau 1 tuần áp dụng, cho mọi người tham khảo thử nhé. Hiện tại TKB của các trường Steiner (VN hay thế giới đều vậy) cũng có những phần tương tự, chia theo nhịp điệu một ngày của con người (Sáng là các môn học về Thinking phải vận dụng đầu óc suy nghĩ, buổi trưa là các môn thuộc về Feeling, cảm xúc như nhạc, ngoại ngữ, và chiều là những môn thuần về hoạt động tay chân như thủ công, vẽ, nặn…). Các hoạt động nên được sắp xếp để nối tiếp nhau với nhịp điệu tự nhiên như hơi thở (breathing in và breathing out).
Mỗi ngày các con bắt đầu giờ học chính tầm 8.30h sáng và tới 2.30h hoặc 3h là xong, và các môn học cũng ngắn tầm 45p (với các bé lớp 1-2 thì có thể chỉ tầm 30-40p). Buổi chiều thứ 3 & 5 từ 5g-6g, con mình có lớp Outdoor môn tiếng Anh (cũng thiên về vận động), và chiều thứ 4 & 6 là lớp bóng rổ.
Do mình sử dụng chương trình Earthshooling dạy con và họ cũng có thời khóa biểu với nhịp điệu ngày để PH tham khảo. Nhưng mình vẫn muốn điều chỉnh cho phù hợp với lịch sinh hoạt ở gia đình mình.
Hiện tại vc mình đang trong giai đoạn thiết lập nhịp điệu (1-2 tuần đầu tiên), nên mới chỉ đúng giờ ở block học chính buổi sáng (9h-10.30h). Các hoạt động sau đó thì giờ giấc cũng đang trồi sụt thường là trễ hơn tầm 15-30p so với TKB (lý tưởng), nhưng vẫn giữ theo khung chương trình và theo nhịp điệu của cơ thể. Về giờ lên giường ngủ của các con, gia đình mình cũng đang thiết lập lại từ 8h-8h30. Việc cho trẻ đi ngủ sớm là vấn đề khá nan giải đối với các gia đình, mình cũng k là ngoại lệ. Nhưng nếu một ngày các con hoạt động đủ và đúng theo nhịp điệu cơ thể thì chỉ vài ngày các con sẽ quen và có nếp đi ngủ sớm.
Các phụ huynh cũng có thể tham khảo thời khóa biểu này để áp dụng cho trường hợp homeschool con ở nhà. Phụ huynh nào có nhu cầu tham khảo thời khóa biểu cho nhóm tuổi mầm non thì để lại email bên dưới mình sẽ gửi khung chương trình hoạt động của nhóm trẻ bên mình.
Trong phạm vi hiểu biết và kiến thức mình đã học, mình sẽ chia sẻ với các phụ huynh và mong muốn được thảo luận và cùng nhau áp dụng vào thực tế nuôi dạy trẻ. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và kinh nghiệm của các phụ huynh đã homeschool con nhé.
Tác giả: Minh Minh (Giám đốc Metta Garden School)
Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Exit mobile version