NHỮNG MẸO GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ TỪ TRƯỜNG HỌC NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Với tình trạng giữ con như bảo bối, vẫn đưa con đi học kể cả vào câp 3 tại Việt Nam thì bạn có bao giờ thấy ngạc nhiên khi thấy trẻ em ở Nhật đi tàu một mình, chơi trong công viên không có người lớn đi kèm và tự đi bộ đến trường chưa? Bạn có bao giờ nghĩ là bố mẹ những đứa trẻ này thật không cẩn trọng gì cả? Có vẻ như điều không thể ở Việt Nam lại là điều thường thấy tại Nhật. Tại Nhật, di chuyển một mình từ tuổi rất nhỏ dường như có thể thực hiện được, và trẻ giáo dục trẻ nhận được ở trường là chìa khóa chính để thực hiện được điều này. Hãy cùng KVBro tìm hiểu những hướng dẫn an toàn tại trường Nhật để hiểu và cùng nhà trường đồng hành trong việc giáo dục bé nhé.

ĐI HỌC  VÀ ĐI HỌC VỀ

Mặc dù một số trường tiểu học sử dụng hệ thống đi đến trường theo nhóm, điều này vẫn khá hiếm tại Tokyo, nghĩa là nhiều trẻ tự đi đến trường. Nhà trường thường đưa ra hướng dẫn cho bố mẹ cách huấn luyện trẻ trước khi khai giảng năm học mới:

“Để trẻ tập đi bộ đến trường nhiều lần để trẻ học thuộc đường. Dạy cho trẻ đi qua đèn giao thông an toàn và các điểm quan trọng khác.”

Mẹo: Khi thực hiện việc này, cùng với việc nhận biết rất nhiều Kodomo 110-ban (những căn nhà an toàn cho trẻ) cũng như bạn có thể đi dọc đường, có thể biến huấn luyện này thành trò chơi.

“Đi đến trường và về cùng một con đường”

Với bố mẹ, đây là điều đương nhiên, nhưng trẻ sẽ không như thế. Nhất là các bé trai, khi đi về có khi thích đi theo với bạn nói chuyện cho vui thế là sẵn sàng đổi tuyến đường để có thể gần bạn thêm chút nữa… Đi về cùng tuyến đường sẽ có nhiều điểm lợi trong việc giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ, dễ tìm bé nếu bé quên đồ ở nhà, hoặc chẳng may bé về trễ quá… Điều quan trọng là trong bảo hiểm học đường của trẻ thì nếu trẻ đi khác tuyến đường và có tai nạn xảy ra, bạn sẽ không nhận được bảo hiểm.

ĐI CHƠI

“Phải về nhà cất cặp mũ và xin phép bố mẹ mới đi chơi”

Đây là một trong những hướng dẫn của nhà trường và được nhấn mạnh nhiều lần bởi theo cảnh sát, thời gian sau giờ học là thời gian nguy hiểm nhất cho trẻ. Những kẻ lạ mặt có ý đồ đen tối sẽ tia những trẻ ham chơi trước khi về nhà bởi trẻ đang xao lãng và có thể không có ai đợi trẻ ở nhà, khiến trẻ dễ dàng trở thành con mồi ngon.

Trước khi đi chơi, trẻ cần phải xin phép người lớn và nói rõ trẻ sẽ đi đâu, đi với ai, sẽ làm gì và mấy giờ về nhà”

“Trở về nhà trước khi trời tối. Sử dụng chuông dành cho buổi tối (thường được phát ở công viên hay nhà trường) như là mốc hẹn”

「子ども犯罪対策 安全 イラスト」の画像検索結果

Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9, bạn sẽ nghe tiếng chuông dành cho buổi tối lúc khoảng 6 giờ chiều, suốt mùa đông, trời sẽ tối nhanh hơn nên chuông sẽ reo lúc 5 giờ chiều.

“Không đến nhà ai đó chơi nếu người giám hộ không có mặt”

Đầu năm bao giờ bạn cũng được phát một danh sách các thành viên trong lớp và số điện thoại liên lạc tại nhà của bạn học, điều này sẽ giúp bạn liên lạc khi bé muốn chơi riêng với nhau. Hãy sử dụng thông tin này hoặc xin Line của bố mẹ để xác nhận liệu người lớn có ở nhà không khi trẻ đến nhà bạn chơi.

“Không chơi trong sân đậu xe hoặc thang máy hoặc bất cứ nơi nguy hiểm tương tự. Không chơi trong trung tâm trò chơi hoặc trung tâm thương mại hoặc những nơi tương tự nơi có nhiều người tập trung và không đi chơi quá xa, chẳng hạn  như ngoài khu vực được phép vào học của trường”

Những mẹo này sẽ giúp trẻ tránh xa những phiền toái có thể xảy ra.

“Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc nguy hiểm, trẻ nên chạy tới cửa hàng gần nhất hoặc một công ty/trụ sở nào đó và liên lạc với cảnh sát ngay lập tức”

Đây là mục đích của những ngôi nhà kodomo 110-ban, tại đây trẻ sẽ có người hỗ trợ.

KHI CHƠI VỚI BẠN BÈ

“Trẻ không nên mang tiền khi chơi chung và không nên mượn hoặc cho mượn tiền hay vật dụng khác”

Cùng với việc tránh mất tiền, nguyên tắc này cũng giúp ngăn chặn sự trêu chọc tống tiền.

Mẹo: Thay vì cho tiền để trẻ mua đồ ăn vặt hay thức uống để chơi trong công viên thì hãy mua sẵn thức ăn và đồ uống cho trẻ mang theo. Hãy dạy trẻ chia sẻ thức ăn với bạn bè và trách nhiệm dọn sách rác. Tốt hơn hết là cho trẻ ăn uống tại nhà để tránh tình trạng rác bẩn và các hành vi không hay ngoài công cộng khác.

“Đừng mang theo trò chơi điều khiển bằng tay hoặc trò chơi thẻ khi đi chơi ngoài trời”

Những vậy nhỏ như trò chơi phần mềm hay thẻ (card) có thể dễ mất khi sử dụng ngoài trời. Và có nguy cơ việc mất mát bị hiểu thành bị mất cắp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình bạn của trẻ.

Sử dụng điện thoại di động
Điện thoại di động đương nhiên là công cụ hữu dung để kết nối bố mẹ bận rộn và con cái, nhưng cũng mở ra cánh cửa bị trêu chọc. Điện thoại dành cho trẻ tiểu học thường là loại dành cho trẻ hạn chế người có thể gọi và email với danh sách số điện thoại và địa chỉ email được đăng ký trước, nhưng với các bạn cấp 2 trở lên, liên lạc bằng tin nhắn thường được sử dụng để kết nối các hoạt động của câu lạc bộ trường. Và có khả năng xảy ra việc trêu chọc trong năm học đầu tiên của cấp 2, vậy nên bố mẹ nên để ý đến vấn đề này nhiều hơn.

Nhà trường Nhật hướng dẫn bố mẹ bảo đảm rằng con mình hiểu tác hại của internet và nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân. Hầu hết các hướng dẫn của nhà trường cũng áp dụng cho các máy chơi games có chức năng nhắn tin.

“Áp dụng chức năng lọc với điện thoại của trẻ để bảo vệ trẻ khỏi những trang mạng nguy hại”

Để duy trì lịch hoạt động hàng ngày tốt:
+ Cấm sử dụng điện thoại (bao gồm nhắn tin và máy có chức năng chơi game) khi ăn và khi học.
+ Đặt lệnh giới nghiêm sử dụng điện thoại lúc 9 giờ tối.
+ Tịch thu điện thoại của trẻ suốt giờ ngủ hoặc sau giờ giới nghiêm

Để bảo đảm sự riêng tư:
+ Đừng cho người khác biết số điện thoại và địa chỉ nhắn tin, chỉ cho một số người nhất định mà thôi.
+ Không đưa số điện thoại hoặc địa chỉ email cho người thứ 3 trừ khi được sự cho phép của họ
+ Không truy cập trang web và các apps yêu cầu thông tin cá nhân như tên, ảnh, số điện thoại, địa chỉ nhắn tin.
+ Không trả lời điện thoại hoặc tin nhắn từ những người bạn không biết
+ Không gặp riêng người kết nối trên internet.

Để bảo vệ gia đình và tình bạn:
+ Trước khi gửi tin nhắn, trẻ nên cân nhắc người nhận sẽ phản ứng như thế nào khi đọc được nội dung đó
+ Không cần tạo và tham gia nhiều nhóm tin nhắn
+ Trao đổi những nội dung quan trọng trực tiếp, không qua điện thoại

“Yêu cầu trẻ tuân thủ quy tắc sử dụng điện thoại, đặc biệt là nơi nào được sử dụng điện thoại”

Nói tóm lại, mặc dù nhiều quy tắc được tuân thủ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong giáo dục gia đình, nhưng trường học Nhật đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các quy tắc này được tuân thủ. Đối với trẻ, biết được mình đang ở đâu và người khác kỳ vọng gì về mình sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm và độc lập – và so sánh với nhiều nước trên thế giới, Nhật Bản vẫn là một đất nước an toàn giúp trẻ có thể đi bộ đến trường một mình.

Nếu có thắc mắc gì, các bạn liện hệ với KVBro nhé. Rất mong có nhiều chia sẻ của cả bạn trong việc đảm bảo an toàn cho con.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.