LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ SỐT TẠI NHẬT?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (10 votes, average: 4.90 out of 5)

Loading...

Khi bạn chuẩn bị đi ngủ rồi thì phát hiện bé bị hồng hai bên má. Bạn đặt tay lên trán và nhận ra thân nhiệt bé cao hơn bình thường, Thông thường, bạn sẽ kiểm tra lại lần nữa bằng nhiệt kế và biết được bé sốt hơn 38 độ. Lúc này, bạn sẽ thấy lo lắng ập đến: Giờ phải làm sao đây khi trẻ bị sốt? Bạn không nói được tiếng Nhật tốt lắm! Bạn có nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay không? Bạn có nên cho bé uống thuốc hạ sốt?

Việc này sẽ thường xảy ra nếu bạn nuôi con nhỏ tại Nhật và bạn có thể cảm thấy bối rối nên làm gì và nên gọi ai. Hãy cùng KVBro tìm hiểu trước để có thể xử lý tình huống êm xuôi nhé!

Theo như hiểu biết chung, thân nhiệt bé trên 37,5 độ được xem là bị sốt rồi. Thân nhiệt thấp hơn 37,5 thì cũng không cần lưu ý y tế ngay lập tức. Hầu hết thân nhiệt con người sẽ có thay đổi một chút trong ngày, thường là thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn tí vào buổi tối. Nhiệt độ cơ thể cũng dao động khi trẻ chạy lòng vòng, chơi và tập thể thao.

Tình trạng sốt xảy ra khi “máy điều nhiệt” bên trong cơ thể tăng nhiệt độ hơn mức bình thường. “Máy điều nhiệt” này được tìm thấy trong vùng dưới đồi của não. Vùng dưới đồi biết được nhiệt độ cơ hể là khoảng bao nhiêu và sẽ gửi thông điệp cho cơ thể bạn.

Mặc dù thỉnh thoảng vùng dưới đồi sẽ thiết lập nhiệt độ cơ thể cao hơn để cảnh báo về sự nhiễm bệnh, bệnh trạng hoặc một nguyên nhân nào khác. Tại sao? Các nhà nghiên cứu tin rằng tăng nhiệt độ là cách cơ thể chống lại mầm bệnh, từ đó làm cho cơ thể không còn là nơi trú ngụ an toàn, dê chịu cho mầm bệnh nữa.

Vậy nên khi con bạn phát sốt, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

Contents

(1) Khi trẻ bị sốt, hãy kiểm tra chính xác nhiệt độ bằng nhiệt kế(体温計)

Nếu thân nhiệt trên 38 độ, bạn nên tìm lời khuyên y khoa. Hãy gọi cho bác sĩ gia đình bạn hay đi (thông thường là ở clini gần nhà) để đặt lịch hẹn, nếu đã hết giờ làm việc của clinic, hãy gọi số cấp cứu của bệnh viện. Hầu hết bệnh viện tại Nhật đều có người nói tiếng Anh cơ bản, nhưng bạn cần nói chậm và rõ ràng để hiểu. Để giải thích vấn đề này nhanh chóng và suông sẻ nhất có thể, hãy bình tĩnh nhé!

trẻ bị sốt KVBRO

(2) Kiểm tra cơ thể trẻ xem có bị những mẫn đỏ hoặc dấu vết gì bất thường không

Nếu bạn tìm thấy trên cơ thể bé có những nốt bất thường, mẫn đỏ hay nốt phát bạn, đây là biểu hiện bé có thể bị một bệnh nghiêm trọng hơn và bạn nên gọi xe cấp cứu (gọi 119).

(3) Bảo đảm trẻ được cung cấp đủ nước khi trẻ bị sốt

Có thể bé đổ mồ hôi nhiều và cơ thể sẽ bị thiếu nước. Hãy bảo đảm bé uống đủ nước. Nếu được,bạn nên cho bé uống nước OS1, loại nước cung cấp đường và muối.

trẻ bị sốt KVBRO

(4) Làm cho bé thấy dễ chịu

Khi trẻ bị sốt, bé chỉ cần mặc quần lót hoặc bỉm thôi, điều này giúp cho nhiệt độ thoát khỏi cơ thể. Hãy bảo đảm phòng luôn thoáng và mát, nhưng không bị gió lùa. Và hãy để bé được nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

KHI NÀO GỌI BÁC SĨ

Hãy quan sát trẻ và tự cảm nhận. Trẻ có quá mệt hay không? Trẻ có hành xử gì khác lạ không? Nếu câu trả lời là có, hãy gọi cho bác sĩ.

Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu:
+ Bạn có em bé sơ sinh, nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị phát sốt. Điều này rất quan trọng bởi nguyên nhân sốt của trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Khi bé mình mới sinh ra đời bị phát sốt và chẩn đoán và viêm màng não mũ, khi vào bệnh viện mới nhận ra có nhiều nhà để con phát sốt đến mấy hôm lên đến 40 độ mới đưa vào viện dẫn đến việc chữa trị khó khăn hơn và dễ để lại di chứng hơn.
+ Con bạn khóc nhiều và bạn không thể nào làm bé thấy dễ chịu.
+ Con bạn có thân nhiệt trên 38 độ trong vòng 3 ngày liên tục
+ Con bạn mới vừa có một cuộc phẫu thuật nào đó
+ Con bạn có vẻ không khỏe hơn

Nếu con bạn có những dấu hiệu sau cùng với phát sốt, bạn nên liên lạc với bác sĩ:
+ Cứng cổ
+ Bị ảnh hưởng khó chịu bởi ánh sáng
+ Bị ảo giác
+ nốt phát ban đỏ hoặc nốt xanh hoặc tím hoặc vết đốm
+ Thở khó khăn
+ Đau chân hoặc bị chuột rút
+ Nôn mửa liên tục hoặc tiêu chảy
+ Viêm amidan
+ Đau khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện nhiều hơn bình thường

LÀM VIỆC VỚI BỆNH VIỆN NHẬT

Vào buổi đêm khi phải đi cấp cứu sẽ phức tạp hơn một chút. Đầu tiên bạn sẽ gặp một bác sĩ nội trú và học sẽ chẩn đoán dựa theo triệu chứng, sau đó họ sẽ tư vấn hoặc đưa một bác sĩ đến để kiểm tra trẻ. Thông thường, họ sẽ cho bạn hai loại thuốc: một loại giảm đau dưới dạng bột hoặc lỏng, cũng như thuốc giảm sốt.

Nếu như con bạn có biểu hiện có thể là cảm cúm, họ sẽ làm xét nghiệm. Thông thường, nếu xác nhận tình trạng cảm cúm thì có thể không phải uống thuốc gì vì virus sẽ tự động biến mất sau 1 tuần. Tuy nhiên, theo KVBro vẫn nên cẩn thận nhờ bác sĩ kiểm tra thì tốt hơn, vất vả bố mẹ một tí nhưng bảo đảm không xảy ra sơ sót gì theo đánh giá chuyên môn. Y tế cho trẻ lại miễn phí nữa.

Nếu bạn không rành tiếng Nhật, thì có thể nói tiếng Anh hoặc dùng google translate, bởi hầu hết bác sĩ đều nắm vững tên bệnh, virus, triệu chứng và thuốc bằng tiếng Anh. Nếu bạn có một cuốn từ điểm Anh – Nhật về bệnh lý thì càng tốt. Theo mình biết, một số bệnh viện trong trung tâm Tokyo như Sanno, Jikei và Japanese Red Cross Medical Center đều có nhân viên biết nói tiếng Anh để hỗ trợ.

Cách tốt nhất khi muốn đi cấp cứu là gọi trước cho bệnh viện bạn định đến, bởi họ có thể có một ca cấp cứu nghiêm trọng và không đủ người để quan tâm đến bé của bạn trong nhiều giờ. Tránh phải đợi lâu thì bạn nên đi một bệnh viện khác gần đó.

Để tìm hiểu kỹ hơn, hãy dành thời gian tìm hiểu trang Japan Healthcare Info với nhiều thông tin hữu ích về bệnh viện, bác sĩ và những vấn đề chăm sóc sức khỏe thông thường cũng như những thuật ngữ mà bạn nên biết.

Tham khảo thêm các bài viết của KVBro về chủ đề này nhé:

CÁC TỪ TIẾNG NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM

>> Khám chữa bệnh tại Nhật Bản – Phần 1 – Triệu chứng bệnh –> Chọn Khoa khám bệnh
>> Khám chữa bệnh tại Nhật Bản – Phần 2 – Các bước đi khám bệnh
>> Khám chữa bệnh tại Nhật Bản – Phần 3 – Cách truyền đạt các triệu chứng bệnh
>> Khám chữa bệnh tại Nhật Bản – Phần 4- Mua thuốc theo đơn của bác sĩ

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (10 votes, average: 4.90 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.