Site icon KVBro

DẠY CON QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Có lẽ các phụ huynh đều sử dụng tiền hàng ngày. Nhưng có thực sự quan tâm và đưa ra lộ trình dạy con quản lý tài chính ko thì có lẽ cũng ít người làm.

Mình, một người làm tài chính kinh doanh trước khi chuyển về làm giáo dục nên nhận thấy việc dạy con biết cách chi tiêu, biết chế ngự và kiểm soát dòng tiền, tích lũy cho tương lai là rất quan trọng.

Tiền thứ chúng ta ko thể ko dùng, ko thể ko sử dụng hàng ngày nên ko thể ko được dạy và Tiền vốn là con dao 2 lưỡi, mỗi phụ huynh phải biết sử dụng thành thạo và thành công trước khi dạy con sử dụng chúng. Song song với việc dạy con quản lý tài chính thì tình yêu thương và trách nhiệm phải được phụ huynh chú ý hơn cả. Vì tình yêu và trách nhiệm là thứ chế ngự được mặt trái của tiền….

Lộ trình của mình thế này:

Contents

1. Từ khi con tầm 2-5 tuổi

Ở độ tuổi này sở thích của con là đòi mua mọi thứ. Và trách nhiệm của phụ huynh là giới hạn sự mua sắm của con. Đồng thời giải thích cho con mua đồ phải mất tiền và trong gia đình thì có nhiều việc phải tiêu nên ko thể mua sắm bừa bãi. Đồ chơi chỉ mua vào các dịp: sinh nhật, 01/06, trung thu, noen và tết âm lịch khi con được mừng tuổi. Việc này mẹ phải kiên quyết và rắn vì nhiều khi trẻ nhỏ sẽ ăn vạ, khóc, mếu đòi mua đồ. Cu thứ 2 nhà tớ nó làm đủ trò và 1 món đòi nó có thể ì èo cả tuần chứ ko phải 1 ngày. Nhưng quyết tâm vẫn là quyết tâm, và rồi tụi nhỏ sẽ bỏ cuộc khi vòi vĩnh ko được đáp ứng.

Lúc này đứa trẻ sẽ hình thành suy nghĩ: tiền là cái gì đó có thể mua nhiều thứ và cũng rất thú vị nhưng cũng rất khó có.

Khi đi siêu thị hay mua đồ cho gia đình sẽ cho con lựa đồ và thanh toán. Cảm giác của con vô cùng vui khi được trả tiền và con biết muốn mua đồ phải có tờ giấy bé bé đổi lại.

2. Khi con từ 5 đến 8 tuổi

– Đọc và tìm hiểu về tiền: nhà mình có rất nhiều sách về tiền và lịch sử dòng tiền, cách tiết kiệm, cách tạo thu nhập. Thi thoảng phải cho bạn ý đọc, đọc cùng bạn ý và cùng thảo luận để hình thành tư duy, cách hiểu đúng đắn, trang bị kiến thức về tài chính 1 cách bài bản. Mình có tất cả 4-5 bộ sách cho trẻ từ 6-10 tuổi ( trong hình)

– Thực hành quản lý chi tiêu: mình cho con 1 khoản tiêu vặt 5.000 đ 1 ngày. Phát 1 tuần 1 lần , 1 tháng cho con 140k. Vì muốn dạy con tiền gắn liền lao động, mọi thứ ko tự nhiên mà có nên khi cho 5k mình gắn với 1 số điều kiện: tự giác làm bài tập về nhà, làm việc cá nhân, hỗ trợ mẹ đổ rác, tưới cây…. gắn vào cái gì tùy cách nghĩ của phụ huynh. Mới đầu cứ có tiền là bé tiêu, sau độ 2-3 tháng bé biết tiết kiệm để mua đồ có giá trị hơn.
– Tiền mừng tuổi và các khoản được cho thuộc quyền giám sát của phụ huynh, mẹ có thể cho con sử dụng 1 ít nhưng ko bao giờ cho con sử dụng tiền được cho vì đó là đồng tiền ko từ công sức mình mà ra. Đây là khoản tiền mà mình ko thích con có nhất. Sau khi con lớn dần thì khi các con muốn sử dụng tiền mừng tuổi con cần giải trình hợp lý thì mới cho dùng. (mua đồ đó làm gì, lợi ích)
– Ghi nhớ: khi đã cho tiền thì ko mua đồ chơi, đồ dùng cho con. Khi con muốn mua gì thì phải tự bỏ tiền của con ra mua. Mẹ vẫn mua đồ ăn, đồ dùng đi học cho con vì đây là nhu cầu thiết yếu của con.

3. Từ 9 đến 18 tuổi

Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho con nhà mình thì có nhiều thứ lắm để tăng thu nhập. Công việc gì phù hợp thì mẹ phải chủ động cùng con nghĩ ra. Nhà mình có mấy cách thế này

– tạo thu nhập thời vụ: bán truyện cũ, bán hàng online, mua đồ về bán cho các bạn ở trường…. con mình biết làm cái này từ năm lớp 2… nhiều bố mẹ lo bạn về lấy trộm tiền để mua đồ. Mình có dặn con bán cho bạn con yêu cầu bạn cam kết 2 việc : bố mẹ bạn phải đồng ý và cam kết tiền ko phải do ăn cắp mà có. Kể cả khi con gặp rắc rối khi bạn đã cam kết thì đây là bài học về xử lý tình huống tai nạn nghề nghiệp như: bạn nói dối con mình, con mình quên ko bắt bạn cam kết khi mua đồ, đặt hàng rồi bạn ko mua nữa. .. Bé bị nhiều tình huống nhưng đây là bài học sống mà, đâu phải mục đích kiếm tiền, mà là mục đích học từ rắc rối, mình vẫn thấy con vui vẻ xử lý tình huống phát sinh và ko có gì quá tồi tệ khi mẹ giám sát đồng hành.

– các bạn ấy đi trợ giảng cho lớp Tiếng Anh của mẹ. Đây là lý do mình mở 1 số lớp Tiếng Anh và chọn các hs giỏi nhất lớp đi làm trợ giảng với giá 20k 1 buổi.

– làm việc cho 1 số vị trí quan trọng như làm marketing, gửi đi làm bồi bàn, bán hàng siêu thị… (nhờ chỗ đó nhận con mình và đưa tiền cho người ta trả lương cho con mình)

Ngoài ra bắt đầu thực hành chia tiền thành các gói chi tiêu và học cách chi tiêu hợp lý. Bài chia tiền thành các gói trên báo rất nhiều. Nhà mình hay làm thế này….

– gói cho chi tiêu: 35% thu nhập

– gói tiết kiệm để đầu tư: 40% thu nhập

– gói học tập: 10% thu nhập

– gói giải trí: 10% thu nhập

– gói từ thiện: 5% thu nhập và tự con đi từ thiện khoản đó

4. Từ 16 tuổi

kích thích ý tưởng kinh doanh và triển khai ý tưởng. Cần hỗ trợ hết sức cho con để khuyến khích phẩm chất doanh nhân cho con. Tham gia 1 số kỳ thi khởi nghiệp….

Hướng con tới các tác phẩm kinh tế lớn: quốc gia khởi nghiệp, phi lý trí, tâm lý học hành vi khách hàng, chiến tranh tiền tệ, khủng hoảng kinh tế mỹ 2009, lập chiến lược và kế hoạch marketing, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, tâm lý tội phạm……..

Sách mình post ở dưới đây nhé.

Bố mẹ nên đọc 3 quyển cho người lớn và tự cải thiện kỹ năng quản lý tài chính của mình rồi dạy bé thì sẽ tốt hơn.

Một số sách mình xin liệt kê dưới đây:

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Liên (Nguyễn Thị Hồng Liên | Facebook)

Mẹ của một bạn trai sinh năm 2006 và một bạn trai sinh năm 2009. Cảm ơn chị Liên đã cung cấp bài viết cho KVBro

Hy vọng rằng bài viết này củaKVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

 

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Exit mobile version