HƯỚNG DẪN CÁCH CHẾ BIẾN ĐỒ ĂN DẶM KIỂU NHẬT CHO BÉ GIAI ĐOẠN 7-8 THÁNG

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Sau 2 tháng ăn dặm đầu tiên, bé đã quen ăn và các mẹ bắt đầu tăng độ thô cho đồ ăn cũng như sự phong phú của các loại thức ăn cho con. Sau đây KVBro xin giới thiệu cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ trong giai đoạn 7-8 tháng tuổi của Mẹ Aichan – một trong người người tiên phong trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Theo ăn dặm kiểu Nhật, ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn cháo thế nào?

– Cháo tỷ lệ 1:7 là cháo đặc hay chỉ lổn nhổn thôi?

– Cho bé ăn giai đoạn 2 là loãng hay lổn nhổn, hay đặc mịn?

Cách nấu cháo tỷ lệ 1:7: lý thuyết là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.

Giai đoạn 7-8 tháng, mẹ Aichan nấu 1 lon gạo, ấn nút nấu cháo của nồi cơm điện, khi được cháo thì ủ thêm khoảng 15-30 phút nữa. 1 – 2 tuần đầu của giai đoạn này, mẹ cháu vẫn rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 (bé được khoảng 7,5 tháng) thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.

Cách làm tăng độ thô:

Với giai đoạn 5-6 tháng, bé ăn cháo hạt mịn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn 7-8 tháng, bé sẽ ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt… Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)

Ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn thêm được những loại thực phẩm gì?

So với giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm (5-6 tháng), khi bước sang giai đoạn 2 thực phẩm bé có thể ăn được cũng phong phú hơn.

 

Tinh bột Gạo tẻ, bột mì, ngô, khoai tây, khoai lang
Mì udon, mì somen, mì Ý, bún, phở (khi chế biến bạn cắt nhỏ)
Rau Rau chân vịt, rau cải ngọt, rau cải chip, dưa chuột, củ cải, cà rốt, cải thảo, cà tím, bông cải xanh, cà chua, hành tây, bí đỏ, bắp cải, đậu bắp, quả đậu, ớt chuông, giá đỗ, măng tây, quả bơ,
Hoa quả Táo, dâu tây, đào, cam quýt, chuối, dưa hấu, dưa lưới, nho, hồng, lê
Đạm + Cá (các loại cá trắng), cá hồi, cá ngừ
+ Thịt ức gà, thịt gà băm, gan
+ Lòng đỏ trứng gà, lòng trắng trứng gà
+ Sữa chua, sữa tươi (dùng để nấu), phô mai
+ Đậu phụ
Gia vị Nước tương shoyu, muối, miso (nhưng chỉ 1 ít thôi)

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản