BẢO HIỂM QUỐC DÂN VÀ NHỮNG LƯU Ý CÁC BẠN SINH VIÊN CẦN PHẢI BIẾT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (10 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Theo luật pháp Nhật Bản thì tất cả mọi người dân sống tại Nhật đều phải tham giao bảo hiểm. Các bạn sinh viên Việt Nam sang Nhật học thì 100% các bạn phải theo đóng bảo hiểm quốc dân (国民保険こくみんほけん). Sau đây KVBro xin tổng hợp các lưu ý cần thiết đối với các bạn sinh viên khi tham gia bảo hiểm quốc dân.

Bảo hiểm quốc dân sẽ tương đương khoảng 10% thu nhập 1 năm của bạn và được chia ra làm 10 lần đóng bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 3 năm sau. Tiền này được tính dựa trên thu nhập năm trước của bạn.

bảo hiểm quốc dân

Contents

(1) Khi nào bắt đầu tham gia bảo hiểm quốc dân?

Sau khi bạn tới Nhật và đăng ký địa chỉ tại quận, bạn sẽ làm giấy tờ đăng ký vào bảo hiểm.
CHÚ Ý: Khi bạn có thẻ học sinh rồi, bạn phải lên khai báo ngay với quận để đóng tiền bảo hiểm theo chế độ học sinh sinh viên. Nếu bạn không khai báo là học sinh sinh viên, mức bảo hiểm năm đầu của bạn sẽ tự động tính theo mức chung và khá cao. Cong khai báo là học sinh sinh viên, tiền bảo hiểm hàng tháng tầm trên dưới 1500 yên tuỳ quận.

(2) Vì sao năm đầu bảo hiểm có hơn 1 nghìn yên, năm sau tăng gấp nhiều lần?

Đây là câu hỏi mình nhận được nhiều nhất khi làm ở phòng tư vấn bảo hiểm tại quận. Lý do bạn bị tăng tiền bảo hiểm vì:
+ Năm đầu tiên khi bạn sang, bạn không có thu nhập nên tiền bảo hiểm đóng ở mức tối thiểu.
+ Bạn sang Nhật và bắt đầu đi làm baito, có thu nhập và phải đóng các loại thuế cùng với BẢO HIỂM QUỐC DÂN TĂNG VỌT. Tổng tiền bảo hiểm quốc dân 1 năm của bạn khoảng 10% tổng thu nhập của bạn và được chia làm 10 lần đóng. Vì vậy bạn có thể ước lượng mình phải đóng bao nhiêu rồi đúng không.

(3) Khi bạn bắt đầu đi làm công ty (chuyển sang visa lao động) bạn bắt buộc phải lên quận thông báo cắt bảo hiểm quốc dân

Nếu bạn không lên quận thông báo cắt bảo hiểm quốc dân, quận vẫn tự động thu tiền bảo hiểm của bạn. Tuy nhiên dù bạn lên thông báo muộn cũng không quá lo lắng, quận sẽ dừng thu tiền bảo hiểm tính theo thời điểm bạn vào công ty chứ không phải thời điểm bạn lên thông báo. Nhưng tốt nhất nên thông báo kịp thời để tránh đóng nhầm phiền phức.
Bạn có thể lấy lại tiền bảo hiểm đóng thừa trong vòng 2 năm.

(4) Khi đi làm, bạn sẽ đóng bảo hiểm quốc dân đến khi nào?

Nếu đúng 1/4 bạn đi làm, bạn sẽ đóng bảo hiểm quốc dân của tháng 3. Nhưng nếu bạn đi làm từ 15/4 thì bạn phải đóng bảo hiểm quốc dân đến hết tháng 4.
※Nếu bạn vẫn còn nợ tiền bảo hiểm quốc dân thì quận vẫn sẽ gửi giấy báo thi tiền cho đến khi bạn trả hết mới thôi.

(5) Có thể xin giảm tiền bảo hiểm với lý do là sinh viên không?

Câu trả lời là không. Nếu bạn không có thu nhập, bảo hiểm ở mức rất thấp chỉ có hơn 1000 yên. Nếu bạn đi làm thì tiền bảo hiểm tăng, bạn chỉ có thể chia nhỏ đóng nhưng sau cùng vẫn phải đóng hết.

(6) Không đóng tiền bảo hiểm có sao không?

Nhiều bạn nói rằng không bao giờ đi khám bệnh cả mà phải đóng cả vạn yên 1 tháng tiền bảo hiểm và…không đóng.
Đóng bảo hiểm quốc dân là nghĩa vụ bắt buộc với người không tham gia bảo hiểm xã hội (người đi làm công ty). Gần đây người nước ngoài tăng nhiều và việc trốn đóng bảo hiểm tăng nên các quận đã có những chính sách thắt chặt để thu tiền bảo hiểm này. Sau khi gửi phiếu đóng tiền bảo hiểm quốc dân mà đến hạn bạn chưa đóng, quận sẽ gửi tiếp giấy thúc giục, giấy cảnh báo để bạn đóng. Nếu tiếp tục vẫn không đóng, nhân viên quận sẽ gọi điện cho bạn. Và nếu vẫn không đóng, việc gia hạn visa của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

(7) Lương tay không báo thuế không khai giờ làm có an toàn không?

Câu trả lời là rất nguy hiểm. Rất nhiều bạn ngạc nhiên hỏi em làm lương tay sao lại bị tính tiền thuế và bảo hiểm nhiều thế? Đơn giản thay vì trả tiền qua tài khoản họ trả tiền mặt, còn các khoản mục khai báo thuế họ vẫn làm bình thường nên bạn đâu có ngờ. Và kết quả, tổng thu nhập quá cao, thuế đóng nhiều, bảo hiểm cao hơn cả người đi làm. Đến lúc gia hạn visa thì bạn mới vỡ nhẽ là…làm quá giờ.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (10 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.