Site icon KVBro

SỰ PHÁT TRIỂN KHUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO (CRYPTOCURRENCY) TẠI NHẬT BẢN – PHẦN 2

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Tiếp theo phần I, phần II sẽ đề cập đến những nội dung sửa đổi của Luật Dịch vụ Thanh toán liên quan đến Tiền ảo và Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do Phạm tội mà có đối với Tiền ảo.

Contents

Nội dung sửa đổi của Luật Dịch vụ Thanh toán liên quan đến Tiền ảo

Định nghĩa Tiền ảo

Thuật ngữ “Tiền ảo” được định nghĩa như sau:[1]

Như vậy, “Tiền ảo” nghĩa là (i) “giá trị tài sản” được lưu trữ điện tử không rơi vào phạm vi “tiền” hoặc “tài sản được xem là tiền” và có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa và/hoặc dịch vụ và có thể được bán và mua giữa những người không xác định, và cũng có thể được chuyển nhượng sử dụng một hệ thống xử lý dữ liệu điện tử; hoặc (ii) “giá trị tài sản” có thể được giao dịch với một “Tiền ảo” khác và cũng có thể được giao dịch sử dụng một hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Điểm quan trọng của định nghĩa này là nó có thể được sử dụng để thanh toán, mua và bán, và giao dịch giữa những người không xác định. Kết quả là, nếu phạm vi sử dụng của tiền ảo bị hạn chế, vấn đề phát sinh là liệu nó có đáp ứng được định nghĩa này hay không.

Giới thiệu hệ thống đăng ký cho Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo

Thuật ngữ “Dịch vụ Giao dịch tiền ảo” (Virtual Currency Exchange Services) có nghĩa là bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện để kinh doanh:[2]

Điểm lưu ý của mục (i) là Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo không chỉ bao gồm mua/bán Tiền ảo để đổi lấy tiền Nhật hoặc ngoại tệ khác mà còn trao đổi để lấy Tiền ảo khác. Theo mục (ii), bất kỳ hành vi nào không liên quan đến mua, bán hoặc giao dịch Tiền ảo nhưng liên quan đến trung gian, đại lý hoặc ủy thác tiền ảo như một hoạt động kinh doanh được xem là “Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo”. Chẳng hạn, nếu một người không giao dịch Tiền ảo mà lôi kéo người sử dụng mua Tiền ảo như người môi giới, thì việc gạ gẫm đó sẽ bị xem như là cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo. Thêm vào đó, theo mục (iii), cung cấp dịch vụ quản lý Tiền ảo được xem như là “Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo”. Tuy nhiên, bởi những hạn chế (“liên quan đến giao dịch, v.v… của Tiền ảo”) được thêm vào, cung cấp dịch vụ ví điện tử (e-wallet) không liên quan đến giao dịch, v.v… của Tiền ảo có thể được xem là không rơi vào phạm vi “Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo”.

Để tham gia vào Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo, cá nhân, tổ chức phải được đăng ký với Thủ tướng Chính phủ (cá nhân, tổ chức đã được đăng ký đó sẽ được xem là “Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo”). Một “Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo Nước ngoài” cũng phải được cấp phép như đề cập trên đây. Một Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo Nước ngoài không được cấp phép sẽ bị cấm thực hiện các hoạt động được liệt kê ở điểm (i) đến (iii) của mục 3.2.1 trên đây cho cá nhân, tổ chức ở Nhật Bản.
Một cá nhân, tổ chức có ý định được cấp phép phải nộp đơn đăng ký bao gồm tên của Tiền ảo được mua bán, nội dung và phương tiện của Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo, và các nội dung chi tiết khác. Đơn đăng ký đó phải được nộp kèm theo các tài liệu, bao gồm tài liệu chứng minh rằng không có cơ sở nào cho việc từ chối đăng ký, tài liệu tài chính và tài liệu giải thích việc thiết lập một hệ thống đảm bảo thực thi và cung cấp phù hợp và an toàn cho Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo. Đối với các nhà cung cấp đã được đăng ký, “Giấy phép đăng ký Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo” sẽ được công khai.
Luật cũng quy định danh sách cơ sở để từ chối cấp phép. Chẳng hạn, một đơn đăng ký sẽ bị từ chối nếu người nộp đơn:[5]

Các quy định chính về hoạt động kinh doanh của Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo như sau (chi tiết được cung cấp tại Pháp lệnh Văn phòng Nội các).

Các quy định về giám sát (chẳng hạn như chuẩn bị sách vở, tài liệu và báo cáo, nộp các báo cáo này cùng với báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán hay kế toán viên công chứng được cấp phép, thẩm định tại chỗ, lệnh nâng cao hoạt động kinh doanh, v.v…) được thiết lập mới cho Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo. Các điều khoản chính như sau:

Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo có thể theo ý chí của mình thiết lập một hiệp hội với mục đích cung cấp hướng dẫn, giám sát và các dịch vụ khác cho các công ty thành viên. Một hiệp hội được thiết lập như vậy đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định sẽ được chứng nhận như là Hiệp hội Được Chứng nhận cho Nhà cung cấp Dịch vụ Thanh toán.

        Các quy định hình sự được áp dụng cho Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo

Các quy định hình sự hiện hành của Luật Giao dịch Thanh toán sẽ được áp dụng cho Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo. Những vi phạm nghiêm trọng và hình phạt tương ứng được quy định như sau:

Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có được sửa đổi để bổ sung Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo vào mục “Nhà vận hành Doanh nghiệp Nhất định” có các nghĩa vụ như trình bày sau đây. Theo đó, luật quy định họ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định như Luật này yêu cầu:

Khi thực hiện một giao dịch nhất định với khách hàng liên quan đến các vụ việc kinh doanh nhất định, một Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo phải xác nhận các thông tin sau đây: (a) dữ liệu nhận diện khách hàng, (b) mục tiêu thực hiện giao dịch, (c) nghề nghiệp/ phạm vi kinh doanh, (d) dữ liệu nhận diện khách hàng của một cá nhân/ tổ chức nắm giữ cơ bản hoạt động kinh doanh của khách hàng, và (e) (theo các điều kiện nhất định) tình trạng tài sản và thu nhập.

Một Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo đã thực hiện một giao dịch liên quan đến vụ việc kinh doanh nhất định phải lập tức chuẩn bị dữ liệu xác nhận khách hàng, và duy trì dữ liệu đó trong vòng bảy (07) năm kể từ ngày hợp đồng của giao dịch đó chẩm dứt.

Một Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo đã thực hiện một giao dịch liên quan đến vụ việc kinh doanh nhất định, phải lập tức chuẩn bị dữ liệu giao dịch và duy trì dữ liệu đó trong vòng bảy (07) năm kể từ ngày giao dịch được thực hiện.

Nếu một tài sản được chấp thuận thông qua các giao dịch kinh doanh nhất định bị xem là khả nghi theo thủ tục hình sự hoặc một khách hàng bị tình nghi có liên quan đến rửa tiền trong các vụ việc kinh doanh nhất định, Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo phải ngay lập tức báo cáo nội dung này cho cơ quan có thẩm quyền.

Một Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo phải tiến hành các biện pháp để cập nhật các nội dung vụ việc tại thời điểm giao dịch, và tăng cường giáo dục và đào tạo nhân viên và các hệ thống cần thiết khác.

Lưu ý: Bài viết cập nhật vào tháng 12/2017, các bạn nên tham khảo thêm những quy định pháp lý mới nhất vào thời điểm đọc.

[1] Điều 2.5 Luật Dịch vụ Thanh toán

[2] Điều 2.7 Luật Dịch vụ Thanh toán

[3] (i) và(ii) được gọi chung là “giao dịch, v.v Tiền ảo”

[4] Điều 63.2 Luật Dịch vụ Thanh toán

[5] Điều 63.5 Luật Dịch vụ Thanh toán

[6] Điều 63 Luật Dịch vụ Thanh toán

[7] Điều 4 Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có

[8] Điều 6 Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có

[9] Điều 7 Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có

[10] Điều 8 Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có

[11] Điều 11 Luật Ngăn chặn Chuyển tiền do phạm tội mà có

Bài viết liên quan:

Phần I, Phần III, Những điều cần biết khi đầu tư FX, Chứng khoán, Tiền ảo tại Nhật!

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

Exit mobile version