SỰ PHÁT TRIỂN KHUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO (CRYPTOCURRENCY) TẠI NHẬT BẢN – PHẦN 3

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Tiếp theo Phần IPhần II, Phần III sẽ đề cập đến các vấn đề về thuế đối với tiền ảo và Kết luận chung.

Contents

Các vấn đề liên quan đến thuế đối với tiền ảo

Nội các Nhật Bản đã chấp thuận các đề án về tái cơ cấu thuế cho năm tài chính 2017, bao gồm miễn thuế tiêu thụ (tức là thuế giá trị gia tăng Nhật Bản) đối với giao dịch tiền ảo (giao dịch tiền ảo – tiền mặt (virtual currency – cash)).
Việc miễn trừ này được quy định trong sửa đổi Lệnh Thi hành Luật Thuế Tiêu thụ do Bộ Tài chính chuẩn bị có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2017 đối với giao dịch tiền ảo – tiền mặt.
Quan điểm này của Nhật Bản tương tự như Châu Âu, các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã miễn thuế đối với tiền ảo theo quy tắc của Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu được ban hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2015 chỉ ra rằng trao đổi tiền tệ truyền thống đổi lấy tiền ảo Bitcoin (và ngược lại) được miễn thuế giá trị gia tăng tại Liên minh Châu Âu.[1] Sau khi Lệnh Thi hành có hiệu lực, trao đổi tiền ảo – tiền mặt tại Nhật Bản sẽ được đối xử về thuế tương tự như đã được thực hiện tại các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

  • Miễn thuế tiêu thụ đối với tiền ảo

Một giao dịch (bao gồm thuế) tài sản hoặc cung cấp dịch vụ được thực hiện tại Nhật Bản (giao dịch nội địa) cho các mục đích kinh doanh là đối tượng của thuế tiêu thụ. Cũng như vậy, nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Nhật (giao dịch nhập khẩu) là đối tượng của thuế tiêu thụ khi hàng hóa đó được chuyển khỏi kho hàng. Liệu các giao dịch tiền ảo – tiền mặt có thể được xem các giao dịch nội địa sẽ được xác định bởi địa điểm văn phòng của người giao dịch bởi địa điểm của tài sản là không rõ ràng. Trước khi sửa đổi Lệnh Thi hành, các giao dịch tiền ảo – tiền mặt được vận hành bởi các Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo nội địa sẽ được xem là các giao dịch nội địa, trong khi các giao dịch tiền ảo – tiền mặt được vận hành bởi Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo nước ngoài sẽ không được xem là giao dịch nội địa. Sửa đổi này đã loại bỏ sự không nhất quán giữa kinh doanh giao dịch nội địa và nước ngoài. Như vậy, các Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo đã được miền thuế không chỉ là biện pháp cắt giảm chi phí mà còn nâng hạng trong cuộc chơi với các Nhà cung cấp Dịch vụ Giao dịch Tiền ảo nước ngoài.
Trong khi các giao dịch tiền ảo – tiền mặt được miễn thuế tiêu thụ, giao dịch tiền ảo đổi tài sản hay dịch vụ (chẳng hạn, khi một người thanh toán bằng tiền ảo cho người bán tài sản hoặc dịch vụ) vẫn phải chịu thuế tiêu thụ như cách thức tương tự mà các giao dịch này được thanh toán bằng  đồng tiền truyền thống. Trong một vụ việc như vậy, vấn đề chính là giải pháp hiệu quả để làm cơ sở tính thuế.
Cơ sở tính thuế cho các giao dịch phi tiền ảo tương đương với lượng tiền phải trả. Nói cách khác, khi cân nhắc đối với đối tượng không phải là tiền, cơ sở tính thuế được tính bởi giá thị trường của tài sản hoặc dịch vụ. Luật Thuế Tiêu thụ không quy định cụ thể hơn. Vì vậy, không rõ làm cách làm để tính toán cơ sở tính thuế đối với giao dịch tiền ảo đổi tài sản hoặc dịch vụ cho đến khi Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản ban hành hướng dẫn. Trong thời điểm này, người nộp thuế có thể tham chiếu các hướng dẫn hiện hành liên quan đến giao dịch ngoại tệ.

  • Thuế thu nhập

Như trường hợp thuế tiêu thụ, Cơ quan Thuế Quốc gia chưa ban hành bất kỳ tuyên bố chính thức nào liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên quan đến tiền ảo. Tuy nhiên, vào tháng 04 năm 2016, Bộ Trưởng Bộ Tài chính – Ông Taro Aso đã tuyên bố tại Nghị viện rằng lợi nhuận phát sinh từ giao dịch tiền ảo là đối tượng nộp thuế của các loại thuế trên.[2]

Cơ sở tính thuế cho các loại thuế là thu nhập mà người cư trú hoặc công ty nội địa đó có được. Khái niệm thu nhập được xem là sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, trên thực tiễn, cần phải hiểu rằng tăng trưởng kinh tế phát sinh từ các giao dịch tiền ảo là đối tượng của các biện pháp tính thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Rất nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu chính thức của Cơ quan Thuế Quốc gia đã thảo luận về thuế thu nhập đối với tiền ảo, và không người nào phản đối việc thu thuế. Các nhà nghiên cứu đã phân loại sử hữu tiền ảo phụ thuộc vào mục địch như hàng tồn kho, tài sản vô hình cố định hay tài sản hoãn lại (deferred assets), và cố gắng giải thích quy trình kế toán và áp thuế đối với tiền ảo theo những loại trên.
Thêm vào đó, thảo luận về các tiêu chuẩn kế toán mới cho tiền ảo vẫn đang ở giai đoạn sơ khai tại Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Nhật Bản (ASBJ) và vẫn chưa có kiến nghị hoặc dự thảo nào được công bố. Nếu các chuẩn mực kế toán được chấp thuận và công bố bởi ASBJ, việc tính toán lợi nhuận và giá giao dịch sẽ được cân đối và việc áp thuế có thể trở nên có thể dự đoán được hơn.

  • Các bước tiếp theo

Lệnh Thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đã được áp dụng cho các giao dịch tiền ảo – tiền mặt tại Nhật Bản từ ngày 01 tháng 07 năm 2017, các giao dịch tiền mặt – tiền ảo không còn là đối tượng của thuế tiêu thụ. Cuối cùng, liên quan đến thuế thu nhập, các chuẩn mực kế toán mới đang được mong đợi sẽ được ban hành trong tương lai.

Kết luận

Từ quan điểm của những người sử dụng tiền ảo, việc thực thi những đạo luật trên đây là sự sửa đổi của hệ thống thuế sẽ dẫn đến sự mở rộng việc sử dụng tiền ảo nhờ cảm giác an toàn rằng Chính phủ sẽ quản lý việc trao đổi này từ đây về sau. Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển khung pháp lý liên quan đến tiền ảo vẫn còn đang đi sau thực tế. Đặc biệt, các chuyên gia Nhật đã chỉ ra ba vấn đề sau đây.
Vấn đề đầu tiên là không có tiêu chuẩn kế toán thống nhất cho tiền ảo. Chẳng hạn, (1) khi nắm giữ một tiền ảo thì sẽ được ghi chú như là “sản phẩm tài chính” hay là “tài sản trữ kho” hay là “tiền ảo (mục mới phải được thêm vào)”?, (2) nên sử dụng hệ thống kế toán nào khi tính toán giá trị vào mỗi cuối kỳ: “giá sổ sách” hay “giá thị trường”, và nếu là “giá thị trường” được chấp nhận, giá tham khảo của sàn giao dịch nào nên được sử dụng? Để giải quyết các vấn đề này, các thảo luận đã được bắt đầu tại ASBJ  vào ngày 28 tháng 03 năm 2017, nhưng dự kiến phải mất ít nhất sáu (06) tháng để một bản tóm tắt sơ bộ có thể được hình thành.
Vấn đề thứ hai là không có cơ quan nào chấp nhận tiền ảo của khách hàng là một tài sản đáng tin cậy để “được quản lý riêng biệt”. Khi một khách hàng mua cổ phiếu tại một công ty chứng khoán, cổ phiếu sẽ được giữ bởi một cơ quan thứ ba gọi là “Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Nhật Bản (“JASDEC”)”, và tiền sẽ được quản lý riêng biệt như là “tiền của khách hàng” với tư cách là một tài sản đáng tin cậy của họ bởi ngân hàng được ủy thác. Cũng như vậy, khi khách hàng mua một quỹ tín thác theo một hợp đồng tín thác với một công ty quỹ tín thác. Nhưng, với tiền ảo thì không phải là “tiền” cũng không phải là “khiếu nại về thanh toán (monetary claim)”, cũng không có có quan thứ ba nào hay ngân hàng đáng tin cậy nào có thể quản lý nó vào thời điểm hiện tại. Như vậy, bạn không thể “đặt cọc” nó tại Cục Tư pháp.
Vấn đề thứ ba là tiền ảo không được quy định như là tài sản theo các điều khoản của “Luật Thi hành án dân sự” và “Luật Thu hồi Thuế Quốc gia”. Vì vậy, nếu một cá nhân hoặc một công ty trao đổi tài sản của mình để đổi lấy tiền ảo khi anh ta có khả năng bị phá sản, các chủ nợ không thể nào thu hồi được nó.
Vì vậy, để các giao dịch tiền ảo trở nên đáng tin cậy một cách thực sự, Nhật Bản cần phải nhanh chóng “lấp đầy các lỗ hổng” về pháp lý trong lĩnh vực này. Như chúng ta đã thấy, việc đánh thuế lên tiền ảo cũng như các quy định pháp lý khác đang từng bước hình thành và phát triển tại Nhật Bản. Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi những thay đổi về thuế, quy định và thực tiễn ảnh hưởng đến tiền ảo tại Nhật Bản để tham khảo cho tình hình Việt Nam.

Lưu ý: Bài viết cập nhật vào tháng 12/2017, các bạn nên tham khảo thêm những quy định pháp lý mới nhất vào thời điểm đọc.
[1] http://curia.europa.eu/juris/document/document.jsf?docid=170305&doclang=EN
[2] http://www.shugiin.go.jp/internet/itdb_kaigiroku.nsf/html/kaigiroku/009519020160427016.htm

Các bạn có thể tham khảo Phần IPhần II của series bài viết này!

Bài viết có liên quan: Những điều cần biết khi đầu tư FX – Chứng khoán – Tiền ảo tại Nhật.
Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

 

 

 

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.