HỆ THỐNG GIÁO DỤC CANADA – PHẦN 2

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Theo như HỆ THỐNG GIÁO DỤC CANADA – PHẦN 1 lần trước KVBro chia sẻ khái quát nền giáo dục của Canada thì phần này sẽ tập trung vào sự khác biệt của nền giáo dục Canada.
Như đa phần tất cả chúng ta đều đã biết chất lượng giáo dục ở Canada luôn nằm trong top các nước tốt nhất trên thế giới.
Về cơ bản nền giáo dục của Canada cũng có hệ thống khá tương đồng với đất nước Việt Nam chúng ta khi được chia làm cấc cấp học.
* Bậc tiểu học
* Bậc trung học
* Bậc cao (Đại học và cao đẳng)
* Bậc sau đại học
Tuy nhiên chi tiết trong từng cấp học lại có sự khác biệt so với chúng ta
**Giáo dục tiểu học ở Canada kéo dài từ lớp 1 cho đến tận lớp 8**
Bậc trung học thì không chia ra làm THCS và THPT và gộp vào làm một và kéo dài từ lớp 9 đến hết lớp 12 thêm vào đó trong thừi gian lớp 12 các giáo viên và nhà trường cũng có những chương trình tư vấn hướng nghiệp để các em có thể lựa chọn con đường tiếp theo mà mình muốn.
**Về cao đẳng thì kéo dài từ 2 đến 3 năm và sau khi học xong cao đẳng có thể học tiếp lên đại học.**
**Bậc đại học ở Canada giao động từ 4 đến 5 năm tuy theo trường theo học**
**Bậc sau đại học thì bao gồm thạc sĩ và tiến sĩ**
Đa phần các trường đại học ở Canada đều là các trường công lập được nhà nước kiểm tra kỹ lưỡng cho nên có thể đảm bảo rằng chất lượng học tập trên toàn đất nước Canada là khá đồng đều. Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập đều được chính phủ đảm bảo một cách tiến tiến và đầy đủ nhất
Cấp bậc tiểu học và trung học tại đất nước này đều được nhà nước chi trả cho người dân đồng thời đối với du học sinh thì chi phí cũng tương đối rẻ hơn so với các nước top đầu khác

Contents

## Ở Canada có 3 kỳ học chính

* Kỳ mùa thu bắt đầu từ tháng 9
* Kỳ mùa đông bắt đầu từ tháng 1
* Kỳ mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8

## Triết lý giáo dục ở Canada

Đây chính là điều khiến cho giáo dục ở Canada trở nên khác biệt so với các nước trên thế giới và dần trở thành nơi thu hút du học sinh số một. Giáo dục Canada cho rằng “trường học phải là nơi đem lại niềm vui cho học sinh”.
Thay vì gò bó cưỡng ép học sinh theo những khuôn mẫu cũng như tạo áp lực cho các em, các trường học ở Canada tạo ra một môi trường thú vị vừa là nơi để học tập cũng vừa là nơi để ươm mầm cho những giấc mơ những niềm đam mê của học sinh. bằng việc nắm bắt tâm lý của học sinh các thầy cô giáo sẽ định hướng và tư vấn cho các em một trương trình học giúp các em phát huy tối đa khả năng của mình.
Do không phải ép buộc và giảng dạy theo cách các em học sinh được phát huy khả năng của mình dần dần khiến các em trở nên thích thú tới trường để tạo ra những thứ mà mình thích.

## Ưu điểm nền giáo dục của Canada

Bằng việc áp dụng triệt để triết lý giáo dục của mình, nền giáo dục Canada đã có những ưu điểm vượt trội.
* Không có sách giáo khoa hay chương trình dạy cụ thể
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đây hoàn toàn là sự thực tại đất nước lá phong. Các em học sinh ở Canada khi đến trường không phải mang theo những chiếc cập nẵng trĩu sách vở mà là những tài liệu, dụng cụ phục vụ cho việc mà các em yêu thích.
Giáo viên, giảng viên tự soạn thảo chương trình giảng dạy phù hợp để đem đến những trải nghiệm tốt nhất. Từ đó cũng khiến cho các giáo viên và giảng viên được thoải mái tự do hơn trong cách truyền đạt kiến thức của mình.
Tuy nhiên những giáo án này của các giảng viên vẫn được nhà trường và chính quyền tỉnh bảng quản lý sao cho vẫn bám sát với những gì đã đề ra.
* Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
Đây là điều mà ta sẽ thấy ở bất kỳ nền giáo dục tiên tiến và hàng đầu trên thế giới. Các kiến thức và các em được học trên nhà trường sẽ luôn được đưa vào thực tế bằng các hoạt động ngoại khóa hoặc các chương trình thực tập liên kết với nhà trường.
Điều này đã tạo nên những học sinh và sinh viên không chỉ có lý thuyết suông mà còn có đầy đủ cả kỹ năng và kinh nghiệm sau khi đã hoàn thành công việc học tập của mình.
* Khuyến khích học sinh/sinh viên tự làm
Đa phần trong các tiết học ở Canada giáo viên, giảng viên chỉ đơn giản là cung cấp kiến thức đến các em một cách đơn giản nhất để các em nắm được cơ bản sau đó mọi việc còn ại đều là phụ thuộc ở các em học sinh. Điều này được áp dụng từ những cấp học nhỏ nhất như mẫu giáo hay tiểu học cho đến cả những cấp bậc cao như đại học hay cao học.
Tại các lớp mẫu giáo các em học cách tự ăn tự tự dọn dẹp đồ chơi, tự sắp xếp chỗ ngủ. Còn tại các bậc học cao thì các học sinh, sinh viên sẽ phải tự trao đổi kiến thức, nghiên cứu để hoàn thành những đồ án hay thậm chí là cả những dự án riêng. Vướng ở chỗ nào thì các em sẽ hỏi lại giáo viên ở chỗ đó còn giáo viên sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình làm việc và nghiên cứu của các em học sinh, sinh viên.
* Không áp đặt điểm số
Đây dần dần đã trở thành tiêu chuẩn chung cho hệ thống giáo dục trên toàn thế giới khi đánh giá học sinh, sinh viên qua quá trình học tập của các em như những hoạt động, những công trình nghiên cứu v…v…
Đây hoàn toàn là các em đang tự phát triển bản thân chứ không có sự áp lực đến từ điểm số từ đó tạo ra được sự thích thú trong quá trình học tập.
Tổng hợp bài viết: Cô DƯƠNG MỸ LINH – Giám đốc Học thuật (1) Nisai Global School – Viet Nam | Facebook
Cảm ơn cô Dương Mỹ Linh đã cung cấp bài viết cho KVBro.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

 

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản