CƠM HỘP NGƯU LANG CHỨC NỮ-TANABATA

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Ngày mùng 7 tháng 7 là Lễ Hội Tanabata (七夕) – Ngày Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản, đây một lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản.
Lễ hội Tanabata là một lễ hội ngắm sao của Nhật Bản, có nguồn gốc từ lễ hội Qixi của Trung Quốc (Ngưu Lang Chức Nữ). Lễ hội này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang). Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch
Lễ hội Tanabata Nhật Bản có nguồn gốc từ truyền thuyết về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng.
Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.

CÁC LỄ HỘI TANABATA ĐẶC SẮC NHẤT KHU VỰC KANTO

Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.
Phong tục tập quán liên quan đến lễ hội Tanabata Nhật Bản đã bị biến đổi theo vùng của các quốc gia nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.

Hiện nay ở Nhật Bản, vào những ngày lễ hội Tanabata, người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo chúng lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi le hoi Nhật Bản này kết thúc. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Lễ hội Tanabata ở Nhật cũng có nguồn gốc gần giống như “Tết Trung Nguyên” – rằm tháng bảy ở Việt Nam mà gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ.

Trong ngày đặc biệt này, mình có ý tưởng hộp cơm Ngưu Lang Chức Nữ, không quá mất thời gian mà lại rất ý nghĩa. Các bạn cùng tham khảo cách làm của mình nhé.

CHUẨN BỊ
– 1 bát cơm nhỏ
– 2 cánh gà chiên giòn
– 2 quả cà chua bi
– 1 nhánh súp lơ xanh
– 1 quả trứng gà( lòng đỏ rán riêng,lòng trắng rán riêng)
– 1 quả trứng gà rán cuộn
– 1/2 tấm lá rong biển
– 1 thìa cafe hạt bỏng gạo
– 2 lát mỏng cà rốt
THỜI GIAN CHUẨN BỊ 10phút
THỜI GIAN CHẾ BIẾN 10phút
KHẤU PHẦN ĂN 1 nguời

THỰC HIỆN
1, Lấy 2 nắm cơm nhỏ nắm chặt tay,nặn tròn ấn dẹp, dùng rong biển tạo hình tóc


2, Cắt lòng trắng trứng hình vòng cung để làm dải ngân hà
3, Dùng khuôn cắt trứng rán và lát cà rốt hình  ngôi sao trang trí
4, Xếp cơm vào 2/3 hộp cơm
5, Xếp rau xà lách làm viền
6, Lần luợt xếp 2 cánh gà vào góc bên phải,súp lơ ở giữa,trứng cuộn góc bên trái
7, Xếp rong biển lên 1/2 góc cơm rồi xếp lòng trắng trứng lên rong biển làm dải ngân hà
8, Lần luợt trang trí hình ngôi sao
9, Đặt 2 nắm cơm lên dùng rong biển cắt nhỏ trang trí mắt,mũi,má hồng dùng tuơng cà chua
10, Cài hình trang trí lên tóc

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản